fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Phố cổ Hội An – Chợ nón đêm – Thạch Ky Điếu Tẩu – Eo Gió – Lò muối hầm – Bãi đá trứng – Múa võ tháp Bánh Ít


Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành từ Đà Nẵng lúc 09h00 thứ sáu ngày 25/12/2020 và về từ Quy Nhơn lúc 11h30 thứ hai ngày 28/12/2020.
  • Địa điểm tập trung: Sân bay Đà Nẵng hoặc đón ở trung tâm Tp.Đà Nẵng.
  • Thời gian sáng tác: 4 ngày.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Sắc màu lưới 10 màu.
2. Luộc và đãi hến.
3. Phố cổ Hội An.
4. Làng gốm Thanh Hà.
5. Hoàng hôn sông Hoài.
6. Phố cổ Hội An về đêm.
7. Bình minh rớ Cửa Đại.
8. Gánh hàng hoa ở phố cổ Hội An.
9. Hàng cau tuyệt đẹp ở Hội An.
10. Gành Yến.
11. Làng bích hoạ Bình Hải.
12. Nghề tái chế lốp xe.
13. Hoàng hôn cầu tre Tịnh Long.
14. Bình minh Thạch Ky Điếu Tẩu.
15. Sáng tác ảnh cảnh gánh lưới bên bờ biển.
16. Lò đường phèn.
17. Lò đường phổi.
18. Múa võ cổ truyền ở tháp Bánh Ít.
19. Hoàng hôn Eo Gió.
20. Chợ nón giữa đêm khuya.
21. Lò hầm muối giữa đêm còn sót lại ở Việt Nam.
22. Bình minh bãi đá trứng.
23. Làng nghề hấp cá Quy Nhơn.

III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG

1. Cơm gà Quảng Ngãi.
2. Cá lăng kho nghệ.
3. Mì Quảng.
4. Bánh hỏi cháo lòng.

IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 23/12/2020 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Phố cổ Hội An – Chợ nón đêm – Thạch Ky Điếu Tẩu – Eo Gió – Lò muối hầm – Bãi đá trứng – Múa võ tháp Bánh Ít
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 4.500.000 đồng/1 người, bao gồm:

+ Một đêm khách sạn 3 sao tại Hội An, một đêm khách sạn 2 sao ở thị xã An Nhơn, một đêm khách sạn 3 sao ở thành phố Quảng Ngãi.
+ Phương tiện di chuyển xe.
+ Vé tham quan các điểm.
+ Ăn 6 bữa chính và 3 bữa phụ.
+ Nước suối.
+ Khăn lạnh.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Thuê mẫu và trang phục…

– Chi phí không bao gồm:

+ Vé máy bay ra Đà Nẵng và về thành phố Hồ Chí Minh. Các thành viên tham gia tự túc mua vé chuyến từ Tp.Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng để có mặt ở điểm tập trung trước 09h30 thứ sáu ngày 25/12/2020 và chuyến từ Quy Nhơn về Tp.Hồ Chí Minh chuyến sau 13h00 thứ hai ngày 28/12/2020. Chi tiết từng chặng bay như sau:

♦ Chuyến đi từ Tp.Hồ Chí Minh: VN112 của hãng Vietnam Airlines từ Tp.Hồ Chí Minh khởi hành lúc 07h10 ngày 25/12/2020 đến Đà Nẵng lúc 08h35. Chuyến về VN1395 của hãng Vietnam Airlines khởi hành từ Quy Nhơn lúc 13h15 ngày 28/12/2020 đến Tp. Hồ Chí Minh lúc 14h35. Giá tham khảo khoảng 1.820.000 đồng bao gồm 20 kg hành lý ký gởi (Giá tham khảo ngày 09/11/2020, giá đặt vé tăng giảm tùy theo thời điểm đặt vé).

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 23/12/2020.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Hòa Hưng, Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 19033216491013.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1
TP.HỒ CHÍ MINH – TP.ĐÀ NẴNG - PHỐ CỔ HỘI AN (950 Km)

- Buổi sáng: 05h30 đoàn tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất khởi hành đi Đà Nẵng. 09h00 xe đón đoàn tại sân bay Đà Nẵng khởi hành đi Hội An.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường phơi lưới mười màu độc nhất chỉ có ở vùng Quảng Nam.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường luộc và đãi hến, một món ăn đặc sản của phố cổ Hội An. Những con hến ngọt thơm được lấy trực tiếp từ dòng sông Hoài thơ mộng qua bàn tay chế biến tài tình đã trở thành một món đặc sản ghi dấu trong lòng bao du khách gần xa.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa và nhận phòng nghỉ ngơi.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh làng gốm Thanh Hà với hơn 500 năm hình thành và phát triển. Vào thế kỷ XVI – XVII, làng nghề nổi danh như một “thổ sản quốc gia” được tiến vua cũng vì thế mà tiếng lành đồn xa. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cũng có những thời kỳ tưởng chừng như nghề gốm nơi đây rơi vào quên lãng, nhưng với cái tâm và lòng yêu nghề, những nghệ nhân làng nghề vẫn quyết tâm một lần nữa làm sống lại nét đẹp cũng như cái hồn cốt của một làng nghề truyền thống.

- Đoàn tham quan và khám phá phố cổ Hội An. Phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây.

- Đoàn sáng tác ảnh hoàng hôn phố cổ Hội An.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.

- Đoàn tự do khám phá phố cổ Hội An về đêm và nghỉ ngơi.

NGÀY 2

TP.HỘI AN – TP.QUẢNG NGÃI (125 Km)

- Buổi sáng: Đoàn chụp bình minh tại làng rớ Cửa Đại. Cửa Đại là nơi ba con sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng gặp nhau trước lúc đổ về biển Đông. Đây cũng là nơi có nghề kéo vó quay, tiếng địa phương gọi là “rớ chồ”, nổi tiếng từ lâu. Cư dân vùng Cửa Đại có nhiều lối đánh bắt cá tôm nhưng độc đáo nhất có lẽ vẫn là lối kéo vó quay, tiếng địa phương gọi là rớ chồ. Nghề này không biết có tự bao giờ nhưng hiện nay ở khu vực Cửa Đại có tới hàng trăm cái rớ chồ được dựng lên vừa để kiếm cá tôm, vừa tạo nên một vẻ đẹp độc đáo cho vùng cửa biển ở xứ miền Trung này.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường bà cụ gánh hàng hoa bên những bức tường rêu, một nét đẹp qua bao thế kỷ giữa lòng thành phố cổ Hội An.

- Đoàn khởi hành đi Quảng Ngãi.

- Đoàn chụp ảnh con đường làng với hàng cau được trồng thẳng tắp mang nét đẹp bình dị của làng quê Việt Nam.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại Gành Yến. Trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất, hàng loạt bãi đá trầm tích núi lửa xếp chồng lên nhau, uốn cong quanh bờ biển ngay ngắn, vuông vức tựa như có bàn tay thần kỳ sắp đặt tạo nên di sản thiên nhiên độc đáo Gành Yến.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh Làng bích họa Bình Hải. Khác với những bức bích họa do các nghệ sĩ Hàn Quốc thể hiện ở Tam Thanh, 14 bức tranh ở Bình Hải được tạo nên bởi nghệ thuật tranh vẽ 3D. Đây được xem là làng tranh bích họa 3D duy nhất ở khu vực miền Trung và có thể phát sáng vào ban đêm khiến nhiều người mê mẩn.

- Đoàn sáng tác ảnh xưởng tái chế lốp xe hơi cũ với nhiều góc ảnh đẹp thể loại trắng đen.

- Đoàn chụp hoàng hôn và sáng tác ảnh đời thường ở cầu tre Tịnh Long. Chiếc cầu tre bắc qua sông Trà Khúc dài hơn 150m là con đường duy nhất nối vào xóm Lân.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi.

NGÀY 3

TP.QUẢNG NGÃI – TX.AN NHƠN (170 Km)

- Buổi sáng: Đoàn chụp bình minh ở Thạch Ky điếu tẩu - Lão câu ghềnh đá - là vùng non thanh thủy tú ở bờ nam cửa biển Sa Kỳ. Đây là cảnh đẹp thứ hai của Quảng Ngãi do người lớp sau Nguyễn Cư Trinh đề vịnh và là cảnh cuối cùng trong Quảng Ngãi thập nhị cảnh từng được các văn nhân thi sỹ ngày xưa hết lời ca ngợi.

- Đoàn sáng tác ảnh cảnh gánh lưới trên gành đá với sóng biển đánh vào bờ tuyệt đẹp.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh tại lò đường phèn. Mía đường Quảng Ngãi đã nối tiếng lâu, những sản phẩm như đường phèn, đường phổi được sản xuất bằng thủ công qua bao thế hệ. Sự nổi tiếng đó đã được người dân đúc kết thành câu: ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng như đường bông, thơm ngon như đường phổi. Cách nấu đường phèn tuy còn ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh thì cục đường mới trong, mới đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản.

- Đoàn sáng tác ảnh đường phổi. Tên gọi đường phổi xuất phát từ hình dạng thỏi đường tựa như lá phổi. Đường phổi màu trắng vàng, mịn xốp, sạch sẽ ưa nhìn. Đường phổi là đặc sản riêng của Quảng Ngãi. Từ những năm cuối thế kỷ XIX sang những thập kỷ đầu thế kỷ XX, đường phổi được chuyển xuống Thu Xà xuất sang Pháp, Trung Hoa, Hồng Kông... Thương nhân người Hoa mua đường phổi từ Việt Nam chuyển sang các cơ sở tái chế đường ở Hồng Kông để tẩy trắng lại bằng chất hóa học, rồi mang đi bán khắp nơi và gọi là đường Hương Cảng. Chính nhu cầu xuất cảng và tiêu thụ về đường phổi mạnh đã đem lại sự phồn vinh và sầm uất cho các làng nghề làm đường phổi Ba La, Vạn Tượng vào thời đó.

- Đoàn khởi hành đi thị xã An Nhơn.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh cảnh song đấu và múa võ cổ truyền Việt Nam ở tháp Bánh Ít. Xuất phát từ mục đích đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nghĩa quân Tây Sơn, võ Bình Định luôn có tính thực chiến rất cao đặc biệt là sự hiệu quả so với thể trạng nhỏ bé nhưng rất linh hoạt của người Việt.

- Đoàn chụp hoàng hôn tại Eo Gió với vẻ đẹp hoang sơ và ngỡ ngàng với nhiều góc chụp. Tên gọi Eo Gió bắt nguồn từ hình dáng địa lý của khu vực này, đứng từ trên các mỏm đá xung quanh nhìn xuống bạn sẽ thấy một eo biển nhỏ được che chắn bởi hay dãy núi như một vòng tay ôm gọn bãi biển tuyệt đẹp ở đây.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.

- Đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi.

NGÀY 4

TX.AN NHƠN – SÔNG CẦU – QUY NHƠN - TP.HỒ CHÍ MINH (650 Km)

- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh đời thường tuyệt đẹp tại chợ nón giữa đêm khuya. Hàng trăm người dân mua bán nguyên vật liệu làm nón, đem nón lá đến mua bán tại chợ vào lúc giữa đêm khuya.

- Đoàn sáng tác ảnh tại lò hầm muối giữa đêm còn sót lại ở Việt Nam. Với những công đoạn hầm muối rất vả nhưng tuyệt đẹp trong bóng đêm. Gần 500 hủ muối được sắp xếp khéo léo vào lò và hầm với ánh lửa thắp sáng suốt đêm.

- Đoàn chụp bình minh tại bãi tắm hoàng hậu, còn có tên gọi khác là bãi Đá Trứng vì bãi biển nơi đây có những hòn đá tròn nhẵn nhụi do sóng biển vỗ bờ bào mòn theo năm tháng, nên người dân địa phương gọi là bãi Trứng vì đá có hình như trái trứng. Bãi tắm Hoàng Hậu nằm trong khu du lịch Ghềnh Ráng Quy Nhơn, ngoài ra còn có tên gọi khác là Ghềnh Ráng Tiên Sa vì có bãi biển Tiên Sa với câu chuyện tình đầy cảm động.

- Đoàn dùng bữa sáng với đặc sản địa phương.

- Đoàn sáng tác ảnh tại làng nghề hấp cá. Do nguồn cá thu hoạch dồi dào, giá rẻ, người dân ven bến Hàm Tử thành phố Quy Nhơn nghĩ ra cách hấp cá để bán ở những nơi xa hơn. Nghề hấp cá ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ tại chợ cá nằm ven bến Hàm Tử. Các thuyền chở cá tươi từ biển về sẽ được các lò hấp thu mua, thường là các loại như: cá mực, cá nục, cá cơm, cá sọc dưa, cá ngừ… Sau khi mua về, những nhân công ở đây làm sạch cá qua các công đoạn như: đánh vảy, mổ ruột, cắt lát và xếp ngăn nắp vào các rổ tre để chờ cho vào lò hấp. Nước hấp được pha theo công thức riêng để đảm bảo vị đậm đà của cá biển. Thời gian hấp cá của mỗi loại cũng được căn hợp lý để cá chín tới, đảm bảo thịt dai và giữ nguyên vị ngon. Người thợ hấp cá nhấc bổng sọt cá tầm 10 kg lên cao hơn 1,2 m để cho vào nồi nước sôi, rồi lắc sọt cá sao cho ngập đều nước, đợi đến khi chín vớt ra mang đến đến nơi tập trung.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Trả đoàn tại sân bay Phù Cát, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Đèn pin chiếu sáng khi cần thiết.
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.