Nhảy lửa Pà Thẻn – Mùa hoa gạo Hà Giang – Dốc Thẩm Mã – Hẻm vực Tu Sản – Sông Nho Quế – Đèo Mã Pì Lèng
Nhảy lửa (Cầu lửa) là lễ hội truyền thống của dân tộc Pà Thẻn, thường được tổ chức vào 16/10 (Âm lịch) hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch. Đây là một lễ hội độc đáo, đậm nét Shaman giáo, sơ khai và huyền bí. Theo truyền thống, Nhảy lửa gắn liền với lễ truyền nghề thầy cúng – được tổ chức cho các thầy cúng nhận học trò và truyền nghề. Theo tiếng Pà Thẻn, lễ truyền nghề thầy cúng được gọi là “Póc Quơ”, hội Nhảy lửa được gọi là “Po dinh họn a tờ”. Ngày nay, lễ hội này được biết đến rộng rãi với tên gọi Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn.
I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH
- Thời gian: Khởi hành từ Hà Nội lúc 08h00 thứ sáu 26/03/2021 về Hà Nội lúc 19h00 thứ hai ngày 29/03/2021.
- Địa điểm tập trung:
1. Đón đoàn lúc 08h00 tại khách sạn Camellia – Số 34 Lãn Ông, Quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội.
2. Đón đoàn lúc 09h00 tại sân bay Nội Bài, Tp.Hà Nội. - Thời gian sáng tác: 4 ngày.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH
1. Làng nghề làm giấy bản người Dao đỏ.
2. Dệt vải thổ cẩm truyền thống người Pà Thẻn.
3. Đời thường cuộc sống người Pà Thẻn.
4. Nhảy lửa Pà Thẻn.
5. Làng mái lá Hà Giang.
6. Cột mốc số 0.
7. Núi đôi Cô Tiên và cổng trời Quản Bạ.
8. Thung lũng Sủng Là.
9. Thị trấn Phó Bảng.
10. Đời thường tráng bánh phở ở Phó Bảng.
11. Dốc 9 khoanh.
12. Hoàng hôn dốc Thẩm Mã.
13. Bình minh lô cốt Đồn Cao ở thị trấn Đồng Văn.
14. Thuyền trên dòng sông Nho Quế.
15. Hẻm vực Tu Sản.
16. Mùa hoa gạo Hà Giang.
17. Chợ phiên Mèo Vạc.
18. Đời thường thổi sáo mèo trên cao nguyên đá.
20. Thung lũng Sà Phìn.
21. Dinh Nhà Vương.
22. Bình minh danh đèo Mã Pì Lèng.
23. Góc cung đường chữ M.
24. Góc Cung Đàn.
III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG
1. Cá lăng trộn.
2. Lợn rang cháy cạnh.
3. Thắng dền.
IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ
– Hình thức đăng ký:
+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 25/03/2021 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Nhảy lửa Pà Thẻn – Mùa hoa gạo Hà Giang – Dốc Thẩm Mã – Hẻm vực Tu Sản – Sông Nho Quế – Đèo Mã Pì Lèng
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.
– Chi phí tham gia: 6.200.000 đồng/1 người, bao gồm:
+ Phương tiện di chuyển xe hơi.
+ Ba đêm khách sạn: một đêm khách sạn 2 sao ở Bắc Quang và hai đêm khách sạn 2 sao ở thị trấn Đồng Văn.
+ Ăn 8 bữa chính và 3 bữa phụ.
+ Vé tham quan các điểm.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Nước suối.
+ Khăn lạnh.
+ Thuê mẫu và trang phục…
– Chi phí không bao gồm:
+ Xe ôm di chuyển lên góc chụp.
+ Vé máy bay ra Hà Nội và về thành phố Hồ Chí Minh.
♦ Chuyến đi Sài Gòn – Hà Nội để có mặt ở điểm tập kết Hà Nội trước 08h00 ngày 26/03/2021 và chuyến về sau 20h00 ngày 29/03/2021 (Giá vé tham khảo bao gồm 20kg hành lý ký gửi của hãng Vietnam Airlines ngày 04/03/2021 là khoảng 2.100.000 đồng cho 2 lượt, giá vé sẽ tăng giảm tùy theo thời điểm đặt vé).
– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 25/03/2021.
– Thông tin tài khoản:
♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.
Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.
Số tài khoản: 0071000955396.
♣ Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Hòa Hưng, Tp. Hồ Chí Minh.
Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm
Số tài khoản : 19033216491013.
♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm
Số tài khoản : 115535309
P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.
IV. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
- NGÀY 1
- TP.HÀ NỘI - BẮC QUANG – TP.HÀ GIANG (248 Km)
- Buổi sáng: Đón đoàn lúc 08h00 tại Khách sạn Camellia - Số 34 Lãn Ông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và lúc 09h00 tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.
- Đoàn khởi hành đi Hà Giang.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh làng nghề làm giấy bản người Dao đỏ. Dân tộc Dao có nền văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc thể hiện qua nhiều phong tục, tập quán và nghề truyền thống. Trong đó, nghề làm giấy bản của người Dao đỏ có từ lâu đồi và được lưu giữ phát triển đến ngày nay. Giấy bản thường được sử dụng trong các dịp cầu an, lễ, Tết. Giấy bản có màu vàng nhạt, dai và bền, thường dùng để cắt giấy tiền, vàng hương trong tục thờ cúng, dùng để viết chữ Nho, chữ Hán, bởi giấy dai và thấm mực nên chữ viết không bao giờ phai.
- Đoàn tham quan và chụp ảnh nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống người Pà Thẻn. Từ xưa, người Pà Thẻn quan niệm, bài học của các cô gái được bắt đầu bên chiếc khung cửi Các cô gái trẻ người Pà Thẻn đều biết các kỹ năng thêu, dệt và chắp vá hoa văn trước khi đi làm dâu. Đó là của hồi môn thiêng liêng mà bà, mẹ trao cho con gái. Trang phục người Pà Thẻn có những nét đặc trưng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu… để hoàn thành một bộ trang phục có khi kéo dài cả năm và đòi hỏi sự khéo léo, cần cù, sáng tạo. Các công đoạn dệt, thêu hoa văn, ghép vải hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.
- Đoàn sáng tác ảnh đời thường cuộc sống người Pà Thẻn.
- Đoàn sáng tác ảnh nhảy lửa Pà Thẻn. Nhảy lửa (cầu lửa) là lễ hội truyền thống của người Pà Thẻn, thường được tổ chức hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đây là một lễ hội độc đáo, đậm nét Shaman giáo, sơ khai và huyền bí. Theo quan niệm của họ, tổ chức lễ nhảy lửa lúc này nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt và cũng cầu chúc cho một vụ mùa năm sau, đống lửa sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn xua đi cái khắc nghiệt của mùa đông đang tới.
- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nhận phòng nghỉ ngơi.
- NGÀY 2
KHÁM PHÁ CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN (160 Km)
- Buổi sáng: Đoàn dùng bữa sáng.
- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh làng mái lá Hà Giang.
- Đoàn chụp ảnh ở cột mốc số 0 ở thành phố Hà Giang. Có rất nhiều cột mốc số 0 vậy tại sao cột mốc số 0 tại TP.Hà Giang lại đặc biệt. Có thể hiểu đơn giản vì đây là nơi đánh dấu một chuyến hành trình dài và kì vĩ của mỗi khách du lịch khi lần đầu đặt chân đến khám phá vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn. Là điểm bắt đầu cho một chuyến hành trình dài vượt qua những con đường đèo, những vách đá treo leo, dựng đứng. Một trong những điểm đặc biệt nữa khiến cột mốc số 0 hot đối với khách du lịch là do vị trí cửa nó. Nếu như các cột mốc nằm ở những nơi hoang vu, phải mất nhiều công sức mới có thể di chuyển lên được thì cột mốc số 0 lại khác. Nó lại nằm ngay trung tâm thành phố Hà Giang, nơi tập trung dân cư đông đúc.
- Đoàn sáng tác ảnh tại núi đôi Cô Tiên và cổng trời Quản Bạ. Núi đôi Quản Bạ là một “tác phẩm nghệ thuật” của tạo hóa ban tặng cho vùng đất này. Núi có hình dáng như bầu ngực của người thiếu nữ xuân thì, tròn căng, đầy sức sống khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa.
- Đoàn đến thung lũng Sủng Là nơi được nhiều người biết và tìm đến qua bộ phim “Chuyện của Pao” dựa theo truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”. Được ví như bông hoa giữa cao nguyên đá, Sủng Là cuốn hút bởi vẻ đẹp mộc mạc, yên bình đặc trưng của miền sơn cước, trong đó nổi bật là ngôi làng nhỏ mang tên Lũng Cẩm. Nằm giữa thung lũng thơ mộng, xung quanh là dãy núi đá trùng điệp như bức tường thành che chở, làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm hiện là nơi cư trú của hơn 60 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Lô Lô, Mông và Hán.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại thị trấn Phó Bảng. Đây là thị trấn cổ nằm sâu trong thung lũng cao nguyên đá, bốn bề là núi mang vẻ đẹp yên bình, thơ mộng và vẫn giữ trọn vẻ đẹp của riêng nó, không lẫn với bất kỳ thị trấn nào khác.
- Đoàn sáng tác ảnh đời thường tráng bánh phở ở Phó Bảng.
- Đoàn chụp ảnh tại dốc 9 khoanh - con đường giao thông huyết mạch của Hà Giang. Con dốc có những khúc cua liên tiếp, quanh co và khá dốc.
- Đoàn chụp hoàng hôn tại dốc Thẩm Mã. Con dốc này có tên Thẩm Mã vì nó được dùng để thử sức ngựa, tương truyền để thử một con ngựa, người ta sẽ thồ hàng lên con ngựa đó và cho nó đi lên dốc Thẩm Mã, nếu con ngựa lên đến đỉnh dốc mà còn khỏe thì là ngựa tốt, còn ngựa mà mệt, thở mạnh thì sẵn sàng được đưa đi làm thắng cố. Ngày nay không còn nhiều người thử ngựa bằng cách đó nữa nhưng đó cũng là một trong những giai thoại thú vị về mảnh đất và con người Hà Giang.
- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nhận phòng nghỉ ngơi.
- NGÀY 3
KHÁM PHÁ CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN (60 Km)
- Buổi sáng: Đoàn chụp bình minh lô cốt Đồn Cao ngay trung tâm thị trấn Đồng Văn.
- Đoàn dùng bữa sáng.
- Đoàn đi thuyền trên dòng sông Nho Quế ngắm tuyệt tác của tạo hóa, hòa mình vào thiên nhiên. Sông Nho Quế như một dải lụa xanh mướt nằm ngay dưới chân đèo Mã Pì Lèng mềm mại và dịu êm.
- Đoàn sáng tác ảnh hẻm vực Tu Sản được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, với chiều cao vách đá lên đến 800m, dài 1,7km và sâu gần 1km, là kỳ quan độc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Hẻm vực này là sản phẩm của sự kiến tạo kỳ diệu từ hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn chìm trong lòng đại dương mênh mông. Trong quá trình thay đổi của vỏ Trái Đất, nước rút đi, bào mòn, để lại di sản địa chất độc nhất vô nhị này cho tới giờ.
- Đoàn chụp ảnh mùa hoa gạo Hà Giang. Trên những cành cây khẳng khiu, trơ trụi lá bỗng xuất hiện nụ hoa chúm chím, rồi nở bung nhuộm đỏ một góc trời. Giống như giữa thiên nhiên hoang sơ và kỳ vĩ đại ngàn, người họa sĩ tài ba chấm phá thêm những đốm đỏ rực rỡ tạo nên một tuyệt tác thiên nhiên Hà Giang tuyệt đẹp.
- Đoàn tham quan và chụp ảnh đời thường tại chợ phiên Mèo Vạc. Có đến Mèo Vạc mới thấy, không quá khi nói chợ phiên nơi đây chính là một bảo tàng về đời sống của đồng bào các dân tộc trên mảnh đất Mèo Vạc biên cương. Không biết chợ phiên Mèo Vạc hình thành từ khi nào, nhưng cứ mỗi sớm tinh mơ ngày Chủ nhật hàng tuần, khắp các ngả đường trên miền đá xám này, người dân lại nô nức kéo nhau xuống chợ.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh đời thường thổi sáo mèo trên cao nguyên đá. Tiếng sáo mèo du dương trên sườn núi và cả những cung đường uốn lượn như những dải lụa trong sương sớm cao nguyên thật đẹp và thật bình yên.
- Đoàn sáng tác ảnh ở thung lũng Sà Phìn với khung cảnh tuyệt đẹp, nằm gọn giữa những dãy núi đá với khu di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh nhà Vương, nơi đây đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm và một thời từng là ngôi nhà quyền uy nhất của một vùng Hà Giang rộng lớn, phía sau cánh cổng Trời Quản Bạ.
- Đoàn sáng tác ảnh Dinh nhà Vương hay còn được gọi với cái tên dinh thự Vua Mèo là một dinh thự cổ có tuổi đời gần 100 năm. Được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, với kiến trúc xây dựng vô cùng đặc sắc, dinh thự cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia vào năm 1993. Khi đến đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng khiến trúc độc đáo của ngôi nhà cổ lâu đời mà còn có cơ hội khám phá văn hóa của đồng bào H’mông cùng những trải nghiệm thú vị khác.
- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và tự do khám phá thị trấn Đồng Văn về đêm.
- NGÀY 4
ĐỒNG VĂN - YÊN MINH - HÀ NỘI (400 Km)
- Buổi sáng: Đoàn chụp bình minh tại danh đèo Mã Pì Lèng. Đây được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất đèo”, Mã Pì Lèng là con đèo đẹp và hùng vĩ nhất miền núi phía Bắc Việt Nam với một bên là vách núi cao dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút. Đứng từ đỉnh đèo nhìn xuống là con sông Nho Quế bốn mùa xanh trong uốn lượn, như một sợi chỉ cắt ngang những dãy núi đá tai mèo nhọn hoắt, là nơi mà mây, núi, trời, sông hội tụ.
- Đoàn sáng tác ảnh tại cung đường góc M huyền thoại.
- Đoàn sáng tác ảnh tại góc Cung Đàn trên cung đường cao nguyên đá Đồng Văn.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn khởi hành về thành phố Hà Nội.
- Trả đoàn tại sân bay Nội Bài và khu phố cổ Hà Nội, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.
* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.
VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO
– Chân máy.
– Áo ấm, găng tay, vớ giữ ấm.
– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Đèn pin chiếu sáng khi cần thiết.
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.
– Áo ấm.