fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Múa xoang cồng chiêng 30 người – Ma bùn – Ruộng bậc thang Sơn Tây – Hồ Nước Trong – Trường Sơn Đông


“Xoang” là cách gọi những hình thức múa phổ cập, tập thể có từ lâu đời của người Ba Na. Múa xoang gắn bó và theo suốt cả vòng đời, từng mùa lúa rẫy. Nó là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại. Người múa xoang thường chuyển động thân hình theo nhịp cồng chiêng, di chuyển bằng những bước đi ngắn, nhịp nhàng trong đội hình đồng điệu, phối hợp giữa co và duỗi chân, tay, nhún nhẩy đung đưa thân mình. Đội hình múa Xoang của người Ba Na thường di chuyển theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ, quanh cây Nêu ngoài sân, hoặc khu vực trước nhà Rông.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành lúc 09h00 thứ ba ngày 04/05/2021 về lúc 16h30 thứ sáu ngày 07/05/2021.
  • Địa điểm tập trung: Sân bay Pleiku, Tp.Pleiku, Gia Lai.
  • Thời gian sáng tác: 4 ngày.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Con đường hai hàng thông cổ thụ.
2. Nhà thờ gỗ Kon Tum.
3. Ma bùn.
4. Múa vòng xoang cồng chiêng hơn 30 người.
5. Bình minh nhà rông.
6. Chân dung cụ già đồng bào Ba Na.
7. Chân dung bà cụ căng tai Brau.
8. Ngã ba Đông Dương.
9. Đời thường bến nước.
10. Hoàng hôn sông Đắk Bla.
11. Bình minh cầu treo Konlor.
12. Thác Pa Sỹ.
13. Cung đường Trường Sơn Đông.
14. Khám phá xứ sở ngàn cau Sơn Tây.
15. Cánh đồng lúa hàng cau Sơn Tây.
16. Hoàng hôn cầu tre Sơn Hà.
17. Bình minh hồ Nước Trong.
18. Cầu phao hồ Thủy Điện.
19. Ruộng bậc thang Di Lăng.
20. Măng Đen.

III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG

1. Phở khô hai tô.
2. Gỏi lá Kon Tum.
3. Gà nướng, cơm lam Tây Nguyên.
4. Xôi măng.

IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 02/05/2021 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Múa xoang cồng chiêng 30 người – Ma bùn – Ruộng bậc thang Sơn Tây – Hồ Nước Trong – Trường Sơn Đông
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 5.800.000 đồng/1 người, bao gồm:

+ Phương tiện di chuyển xe.
+ Ba đêm khách sạn gồm: 2 đêm khách sạn 2 sao tại Kon Tum, 1 đêm nhà nghỉ ở Sơn Hà.
+ Ăn 7 bữa chính và 3 bữa phụ.
+ Nước suối.
+ Khăn lạnh.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Thuê mẫu và trang phục…

– Chi phí không bao gồm:

+ Vé máy bay ra Pleiku và về Tp.Hồ Chí Minh. Các thành viên tham gia tự túc mua vé máy bay từ Tp.Hồ Chí Minh đi Tp.Pleiku để có mặt ở điểm tập kết trước 09h00 ngày 04/05/2021 và chuyến bay về lại Tp.Hồ Chí Minh sau 18h00 ngày 07/05/2021. Liên hệ hỗ trợ mua giúp vé máy bay – chị Minh Tâm – 0945.525.604. Chi tiết chặng bay tham khảo như sau:

♦ Khởi hành từ Tp.Hồ Chí Minh: Vé máy bay hãng Vietnam Airlines đi chuyến VN1422 lúc 07h05 ngày 04/05/2021 từ Tp.Hồ Chí Minh đến sân bay Pleiku lúc 08h15. Và vể chuyến VN1427 khởi hành từ sân bay Pleiku lúc 18h35 ngày 07/05/2021 về lại thành phố Hồ Chí Minh lúc 19h50. Giá khứ hồi khoảng 1.480.000 đồng bao gồm 20kg hành lý ký gởi (Giá tham khảo ngày 20/04/2021, giá đặt vé tăng giảm tùy theo thời điểm đặt vé).

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 03/05/2021.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Hòa Hưng, Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 19033216491013.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1
TP.HỒ CHÍ MINH - TP.PLEIKU - KON TUM

- Buổi sáng: 09h00 thứ ba ngày 04/05/2021, đoàn tập trung ở sân bay Pleiku khởi hành đi Kon Tum.

- Đoàn sáng tác ảnh ở con đường hai hàng cây thông cổ tuyệt đẹp kế bên những cánh đồng chè xanh ngắt.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại nhà thờ gỗ Kon Tum, nhà thờ được người dân nơi đây gọi thân mật là nhà thờ gỗ bởi công trình độc đáo này được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế với lối kiến trúc Roman cổ điển kết hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Ba Na nơi đây. Do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1913 đến đầu năm 1918 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng cho đến nay.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh những cậu bé “ma bùn”. Những cậu bé được đắp lên mình toàn bùn đất để làm sao nhìn càng kinh dị càng tốt, trẻ em hóa thành Ma Bùn trong những ngày lễ lớn tổ chức ngoài trời hoặc khánh thành nhà rông.

- Đoàn chụp ảnh múa xoang cồng chiêng truyền thống của người Bana bên nhà rông. “Xoang” là cách gọi những hình thức múa phổ cập, tập thể có từ lâu đời của người Ba Na. Múa xoang gắn bó và theo suốt cả vòng đời, từng mùa lúa rẫy. Nó là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại. Người múa xoang thường chuyển động thân hình theo nhịp cồng chiêng, di chuyển bằng những bước đi ngắn, nhịp nhàng trong đội hình đồng điệu, phối hợp giữa co và duỗi chân, tay, nhún nhẩy đung đưa thân mình. Đội hình múa Xoang của người Ba Na thường di chuyển theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ, quanh cây Nêu ngoài sân, hoặc khu vực trước nhà Rông.

- Đoàn chụp hoàng hôn múa xoang cồng chiêng.

- Buổi tối: Đoàn nghỉ ngơi và tự do khám phá thành phố Kon Tum về đêm.

NGÀY 2
KHÁM PHÁ SẮC MÀU TÂY NGUYÊN

- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh bình minh nhà Rông. Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như đình làng của người Kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên, hoặc còn là nơi đón khách. Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh tại nhà rông của đồng bào Ba Na. Đồng thời, đoàn sáng tác ảnh chân dung ông lão người đồng bào Ba Na.

- Đoàn chụp ảnh chân dung bà cụ cà răng - căng tai Brâu. Dân tộc Brâu là một trong 5 dân tộc rất ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, dân tộc Brâu có khoảng 655 người, sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dân tộc Brâu hiện còn lưu giữ những bản sắc văn hóa riêng. Trang phục truyền thống của dân tộc Brâu rất đơn giản, màu sắc cùng với những họa tiết hoa văn tinh tế. Đồng bào Brâu quan niệm, hoa văn trên trang phục của người đàn ông thể hiện sự mạnh mẽ với hình hàng rào, mũi tên. Còn họa tiết trên trang phục của phụ nữ thường nhẹ nhàng với hình hoa, thực vật, các ký tự chữ cái… Màu sắc trang phục của dân tộc Brâu không cầu kỳ, sặc sỡ.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn khởi hành đi ngã ba Đông Dương, tham quan và chụp ảnh tại cột mốc làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086 m so với mực nước biển, là một cột mốc biên giới ghi danh ba quốc gia. Có hình trụ tam giác, mỗi mặt quay về hướng quốc gia đó có tên nước và quốc huy của từng nước rất trang trọng. Bất kỳ ai chạm đến nơi tam biên sẽ thấy rõ cảm giác chinh phục được nơi này sau một hành trình dài và phóng tầm mắt ngắm nhìn vùng biên trù phú thực sự đáng nhớ.

- Đoàn chụp ảnh đời thường ở bến nước, cảnh trẻ em nô đùa với nhau thật vui bên bờ sông.

- Đoàn chụp hoàng hôn bên dòng sông Đắk Bla. Sông Đắk Bla dài 139 km, bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, xuôi theo hướng Tây chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai đổ ra sông Sê San. Sông Đắk Bla tại tỉnh Kon Tum chảy theo hướng Đông - Tây, ngược lại so với những con sông khác của nước ta, nên người dân địa phường thường gọi dòng sông chảy ngươc. Đắk Bla không chỉ tạo cho dòng sông này nét riêng độc đáo mà còn trở thành biểu tượng của tỉnh Kon Tum.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi.

NGÀY 3
KON TUM - MĂNG ĐEN - TRƯỜNG SƠN ĐÔNG - SƠN TÂY - SƠN HÀ

- Buổi sáng: Đoàn chụp bình minh tại cây cầu treo Konlor, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại với những dòng sông chảy ngược về phía tây vùng đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thành phố Kon Tum với vùng kinh tế mới. Cầu có chiều dài 292 mét và rộng 4,5 mét, có màu vàng cam thật nổi bật.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh thác Pa Sỹ. Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng làng đồng bào dân tộc Kon Tu Rằng, thuộc địa phận xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất gắn với truyền thuyết “Bảy hồ, ba thác” của người dân trong vùng và thác Pa Sỹ là thác lớn nhất trong 3 thác gồm Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne. Trong đó, thác Pa Sỹ được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, nằm ở độ cao 1.500 mét só với mực nước biển. Thác Pa Sỹ được ví như “nàng tiên” của đại ngàn Măng Đen.

- Đoàn khởi hành đi tham quan và chụp ảnh cung đường Trường Sơn Đông huyền thoại. Đây là trục giao thông xuyên suốt 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với chiều dài khoảng 700km, nằm song song với đường Trường Sơn Tây và Quốc lộ 1A.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn khởi hành đi khám phá xứ sở ngàn cau Sơn Tây. Nét đặc trưng nơi đây là cây cau hiện diện trong vườn nhà và khắp núi đồi nên được mệnh danh là xứ ngàn cau. Cau gắn bó với bao kiếp người từ thuở lọt lòng đến khi lìa đời về với tổ tiên. Thân cau già rắn chắc dùng làm cột nhà, làm kho chứa lúa. Lá cau lợp mái nhà che mưa nắng qua những ngày ấm lạnh. Mo cau dùng làm ly uống nước, làm chén ăn cơm và mang cơm nắm trong những buổi trèo đèo, lội suối lên nương hay săn thú rừng. Quả cau được bán, trao đổi những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống thường ngày.

- Đoàn sáng tác ảnh cánh đồng lúa xen lẫn những hàng cau Sơn Tây. Những thửa ruộng bậc thang nối nhau trùng điệp, nhà sàn bên sườn núi, xen lẫn là những hàng cau thẳng tắp, tất cả tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.

- Đoàn chụp ảnh hoàng hôn cầu tre Sơn Hà với khung cảnh yên bình, thơ mộng. Những hình ảnh đời thường của người dân đi qua lại bên cây cầu tre quê hương.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi tại Sơn Hà.

NGÀY 4
SƠN HÀ - SƠN TÂY – MĂNG ĐEN - TP.PLEIKU - TP.HỒ CHÍ MINH

- Buổi sáng: Đoàn chụp ảnh bình minh hồ Nước Trong. Đây là một trong bốn hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên hiện nay. Ngoài nhiệm vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, hồ Nước Trong còn là nơi có nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học, tích trữ nguồn tài nguyên quý, góp phần bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh cầu phao hồ Thủy Điện.

- Đoàn sáng tác ảnh ruộng bậc thang Di Lăng. Bản làng thơ mộng bên đồng lúa trĩu vàng tạo nên cảnh sắc thiên nhiên tuyệt tác. Cánh đồng ruộng bậc thang bên dòng suối hình chữ S ấn tượng giữa trung tâm huyện lỵ Sơn Tây, nơi có “cặp lá yêu thương” mê hoặc du khách. Đây là địa phương miền núi có độ cao từ 400-1.700 m.

- Đoàn sáng tác ruộng bậc thang Sơn Tây. Những ô ruộng lúa chín vàng xen lẫn ô ruộng xanh biêng biếc mở ra bức tranh độc đáo cho miền núi Quảng Ngãi.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn tham quan và chụp ảnh thị trấn Măng Đen. Thị trấn Măng Đen nằm ở phía nam huyện Kon Plông, trên cao nguyên Măng Đen, ở độ cao khoảng 1200 mét so với mực nước biển. Do nằm ở độ cao 1200 mét so với mực nước biển, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng nguyên sinh bao quanh, thị trấn có nền khí hậu miền núi ôn hòa mát dịu quanh năm. Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đến Măng Đen khảo sát, đưa cây thông vào trồng với ý định xây dựng một trạm nghỉ dưỡng trên vùng đất này.

- Đoàn khởi hành đi Tp.Pleiku.

- Trả đoàn tại sân bay Pleiku, đoàn về lại thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Đèn pin chiếu sáng khi cần thiết.
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.