fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Đăng cá kèo – Mũi Cà Mau – Cà ràng – Hang Sơn Trà –Cánh đồng năn

  • phototrip - Đất mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú, là nơi đặt cột mốc tọa độ GPS 0001 (cây số 0). Ngay bên cạnh cột mốc không xa, hình tượng một con tàu no gió, vươn mình ra biển.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành lúc 06h00 thứ sáu ngày 23/10/2020 về 21h00 chủ nhật ngày 25/10/2020.
  • Địa điểm tập trung: Cung văn hóa Lao Động – Số 55B đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh (Gởi xe máy qua đêm tại bãi giữ xe góc ngã tư Trương Định và Nguyễn Thị Minh Khai).
  • Thời gian sáng tác: 3 ngày.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Đời thường phơi cỏ bàng.
2. Đời thường đan giỏ bàng.
3. Làng nghề tàu hủ ky.
4. Đăng cá kèo Cà Mau.
5. Hoàng hôn mũi Cà Mau.
6. Cánh đồng năn.
7. Xưởng làm chân vịt.
8. Phơi cá khô chỉ vàng.
9. Cà ràng Hòn Đất.
10. Bình minh Đông Hồ.
11. Đời thường luộc tôm khô.
12. Chùa Lò Gạch.
13. Hang Sơn Trà.
14. Vườn cò Bằng Lăng.

III. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 22/10/2020 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Đăng cá kèo – Mũi Cà Mau – Cà ràng – Hang Sơn Trà –Cánh đồng năn
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 3.400.000 đồng/1 người, bao gồm:

+ Xe di chuyển.
+ Hai đêm khách sạn 2 sao tại Cà Mau và Hà Tiên.
+ Ăn 6 bữa chính và 3 bữa phụ.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Chi phí mẫu.
+ Nước uống & khăn lạnh.

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 22/10/2020.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 0102033687.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

IV. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1
TP.HỒ CHÍ MINH - TIỀN GIANG - VĨNH LONG - CÀ MAU (378 Km)

- Buổi sáng: 06h00 thứ sáu ngày 22/10/2020 xe đón đoàn tại Cung văn hoá Lao động khởi hành đi Tiền Giang.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường trên cánh đồng cỏ bàng ở Tiền Giang. Cây cỏ bàng, còn gọi là bàng hoặc cói bàng. Cây bàng xưa mọc hoang dại rất nhiều ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bàng có thân dưới cứng, to khoảng 8 - 10 mm, nằm ngang trong bùn. Thân cỏ bàng thẳng đứng cao khoảng 1 mét, có ngấn ngang, đáy có 3 - 4 bẹ, bao nhau cao 15 - 20 cm. Bông quả cao 3 - 4 mm. Vòi nhụy chẻ hai, trổ bông quanh năm. Cỏ bàng được biết đến như một nguyên liệu trời phú để người dân ở đây phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ như đan đệm, làm nón, bao bì, làm nóp, lợp nhà tranh. Bây giờ còn được sử dụng làm ống hút thay thế ống hút nhựa thông thường.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường đan giỏ bằng cỏ bàng của người dân địa phương.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh làng nghề tàu hủ ky trăm tuổi ở Bình Minh. Để làm tàu hủ ky chuyên nghiệp, người ta bỏ đậu vào ngâm chừng 2 tiếng để đậu nở và mềm rồi xay thành bột, sau đó đưa vào máy chặt vắt lấy nước. Nước đậu nguyên chất được bỏ lên chảo đun để lấy váng. Thông thường người ta xếp 18 chảo thành hai hàng gọi là một dàn, tùy theo quy mô từng gia đình mà số dàn này nhiều hay ít. Để lên váng đậu, nước trong chảo chỉ được duy trì ở khoảng 70 độ C. Nếu muốn lá tàu hủ ky dày thì để váng nổi lâu hơn, còn lá mỏng chỉ cần nổi váng chừng 5 phút. Cứ khoảng 10 phút sau khi vớt chảo lại nổi váng một lần và được thợ dùng dao rạch váng rồi treo lên sào trúc ngay phía trên chảo cho ráo. Thợ làm tàu hủ ky phải luôn tay cho đến khi cạn nước, lấy mãi tới lớp cuối cùng thì gọi là vớt bẹ.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường cảnh giăng đăng cá kèo, với những dải lưới vàng trên mặt biển tuyệt đẹp.

- Đoàn chụp hoàng hôn mũi Cà Mau. Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km.

- Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú, là nơi đặt cột mốc tọa độ GPS 0001 (cây số 0). Ngay bên cạnh cột mốc không xa, hình tượng một con tàu no gió, vươn mình ra biển.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.

- Đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi tại Năm Căn.

NGÀY 2
CÀ MAU - RẠCH GIÁ - HÀ TIÊN (298 Km)

- Buổi sáng: Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh cánh đồng năn. Cỏ năn mọc hoang trên khắp các cánh đồng ngập mặn của tỉnh Bạc Liêu. Cây cỏ năn bộp có cọng tròn to bằng khoảng chiếc đũa, màu nâu non được thu hái và sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày. Cả đọt, chồi non và củ năn của cây cỏ năn bộp đều ăn được, trong đó phổ thông nhất là đọt năn.

- Đoàn khởi hành đi thành phố Rạch Giá.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại xưởng cơ khí làm chân vịt cho các tàu thuyền.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh phơi khô cá chỉ vàng. Vị ngọt béo của thịt cá kết hợp với mùi thơm của nắng, độ vừa vặn của gia vị tẩm ướp tạo nên món khô cá chỉ vàng đặc trưng của người xứ biển. Đây là một trong những loại cá nước mặn sinh sống ở vùng ven bờ và chuyên ăn các loài sinh vật nổi, cá chỉ vàng là nguồn lợi hải sản được ngư dân đánh bắt quanh năm.

- Cá tươi đạt chuẩn được xẻ đôi dọc sống lưng rồi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, người làm đem tẩm ướp cá với muối, đường, bột ngọt, ớt, tiêu và một số gia vị khác, ủ hơn một ngày để cho gia vị thấm đều vào từng thớ thịt bên trong. Khi cá đã thấm gia vị, người làm mang cá ra phơi nắng. Trong quá trình làm khô cá, ngoài nguồn nguyên liệu tươi ngon, đạt chuẩn kích cỡ và chất lượng thì khâu canh nắng để làm khô cũng quan trọng không kém. Khô cá được phơi vào những ngày nắng nhiều, đảm bảo thịt cá se đều. Nếu phơi cá dưới nắng non, không đủ độ nóng, khô cá sẽ không chắc, thiếu vị ngon. Cá được rải phơi xếp lớp dưới khoảng 2-3 lần nắng cho tới khi màu trắng trên thân cá ngả sang màu đỏ đượm.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh Cà ràng - sản phẩm độc đáo của miền sông nước. "Cà ràng" bắt nguồn từ tiếng Khmer là "kran", lâu dần dân gian gọi thành cà ràng cho dễ nhớ. Bếp lò cà ràng không giống như bếp kiềng ba chân bằng sắt như người ta vẫn thấy ở miền Bắc, hay ở miền Trung. Bếp cà ràng được làm bằng đất nung cấu trúc khá đặc biệt có thành cao hình số 8 để chắn gió, chứa tro và cây củi chụm lửa. Mục đích là không để tro văng vải ra ngoài lại giữ nhiệt tốt hơn.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.

- Đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi tại Hà Tiên.

NGÀY 3
HÀ TIÊN - HANG SƠN TRÀ - TP. HỒ CHÍ MINH (330 Km)

- Buổi sáng: Đoàn chụp bình minh tại đầm Đông Hồ, là một trong những vùng đất ngập nước nằm tiếp giáp biên giới Việt Nam và Campuchia. Đầm được các kênh nước ngọt Giang Thành - Vĩnh Tế, Rạch Giá - Hà Tiên, Rạch Két, Rạch Láng, Mương Đào, Rạch Ụ chảy vào. Đầm Đông Hồ ăn thông với cửa biển Trần Hầu nên ảnh hưởng chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan.

- Đoàn dùng điểm tâm sáng tại Hà Tiên.

- Đoàn sáng tác ảnh luộc tôm và phơi tôm để làm tôm khô ở Hà Tiên.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh tại chùa Lò Gạch. Ngôi chánh điện của chùa có hình dạng một lò nung gạch, bên trong có tượng một vị bồ tát cầm phương trượng, nét mặt từ bi, tự tại mang hình tượng ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ ở chốn âm cung… Đây là một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại.

- Đoàn sáng tác ảnh tại hang động Sơn Trà được biết đến như một điểm khám phá còn rất hoang sơ. Núi Sơn Trà rộng gần 2.000 mét vuông với nhiều hang động lớn nhỏ và ăn thông với nhau. Đặc biệt, trong lòng hang động của Sơn Trà, còn có những mạch nước ngầm chảy bên trong và có nhiều thạch nhũ rất đẹp và độc đáo, với nhiều hình thù khá đa dạng làm cho vẻ đẹp của hang trở nên huyền ảo, kỳ bí.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn tham quan sáng tác ảnh Vườn cò Bằng Lăng. Vườn cò Bằng Lăng mang vẻ đẹp chân quê và nổi tiếng với đàn cò hàng vạn con cư trú, nơi đây có nhiều loại cò khác nhau như: cò Lép, cò Ngà mỏ vàng, cò Đúm, cò Quắm, cò Ráng... Bên cạnh các loài cò, nơi đây còn có một số loài họ hàng của chúng như: vạc, bồ nông, quốc, điên điển, bạc má, diệt, cồng cộc… Đặc biệt một số loài chim quý hiếm đang bị săn lùng làm thuốc như bìm bịp cũng hội tụ về đây.

- Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa chiều.

- Trả đoàn tại điểm Cung văn hoá Lao Động, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

V. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Đèn pin chiếu sáng khi cần thiết.
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.