fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Rừng U Minh Thượng – Rừng U Minh Hạ – Mùa cá khoai – Gác kèo ong – Chùa Lá Sen – Nghề làm chuối khô


Rừng U Minh Hạ có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Thực vật đặc hữu ở đây là các loài: tràm, móp, năn, sậy, choại… Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng…Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong hai vườn quốc gia tại tỉnh Cà Mau.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành lúc 05h00 thứ bảy ngày 29/04/2023 và về 20h00 thứ ba ngày 02/05/2023.
  • Địa điểm tập trung: Cung văn hóa Lao Động – Số 55B đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh (Gởi xe máy qua đêm tại bãi giữ xe gần ngã tư Trương Định và Nguyễn Thị Minh Khai).
  • Thời gian sáng tác: 4 ngày.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Khám phá rừng U Minh Hạ.
2. Hoàng hôn hòn Đá Bạc.
3. Nghề đổ lợp, đặt chúm lươn.
4. Nghề gác kèo ong.
5. Nghề phơi cá khô Trần Văn Thời.
6. Đời thường cảnh thu hoạch bồn bồn.
7. Đời thường lú đuôi chuột đầm Thị Tường.
8. Làng nghề truyền thống làm chuối khô.
9. Mùa phơi khô cá khoai Cà Mau.
10. Đi thuyền khám phá rừng U Minh Thượng.
11. Làng nghề trồng khóm Tắc Cậu.
12. Rừng trúc Ô Tà Sóc.
13. Hoàng hôn hồ Ô Tà Sóc.
14. Bình minh cánh đồng Tà Pạ (view mới chụp góc cao xuống).
15. Núi Cô Tô – Phụng Hoàng Sơn.
16. Hồ Soài So.
17. Chùa Tà Pạ.
18. Cổng chùa Kon Kas.
19. Con đường hàng cây chùa Hàng Còng.
20. Chùa Lá Sen.

III. NHỮNG TRẢI NGHIỆM LÝ THÚ

1. Hủ tiếu Mỹ Tho.
2. Gà đốt Tri Tôn.
3. Đặc sản rừng U Minh.
4. Cháo cá lóc rau đắng.

IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 15h00 ngày 26/04/2023 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Rừng U Minh Thượng – Rừng U Minh Hạ – Mùa cá khoai – Gác kèo ong – Chùa Lá Sen – Nghề làm chuối khô
+ Qua điện thoại cho chị Trinh – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 5.800.000 đồng/1 người, bao gồm:

+ Phương tiện xe di chuyển.
+ Ba đêm khách sạn bao gồm: 1 đêm khách sạn 2 sao tại thành phố Cà Mau, 1 đêm khách sạn 2 sao ở Tri Tôn và 1 đêm nhà nghỉ tại Trần Văn Thời.
+ 8 bữa ăn chính và 4 bữa ăn phụ.
+ Vé tham quan các điểm.
+ Nước suối và khăn lạnh.
+ Thuyền tham quan rừng U Minh.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Chi phí setup mẫu.

– Chi phí không bao gồm:

+ Xe ôm di chuyển lên các điểm chụp.

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 27/04/2023.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1

TP. HỒ CHÍ MINH – TP. CÀ MAU

- Buổi sáng: 05h00 thứ bảy ngày 29/04/2023 xe đón đoàn tại Cung văn hoá Lao động khởi hành đi Cà Mau.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn khám phá rừng U Minh Hạ. Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Thực vật đặc hữu ở đây là các loài: tràm, móp, năn, sậy, choại... Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng...Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong hai vườn quốc gia tại tỉnh Cà Mau.

- Đoàn chụp hoàng hôn tại Hòn Đá Bạc. Đây là một cụm hòn lớn, nhỏ nằm liền kề nhau, với diện tích khoảng 6,43 ha, bao gồm: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc. Hòn cao nhất chỉ cao khoảng 50 m so với mực nước biển. Theo nhiều tài liệu ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa - Trung sinh).

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nhận phòng nghỉ ở Trần Văn Thời.

NGÀY 2

KHÁM PHÁ RỪNG U MINH HẠ - TP.CÀ MAU

- Buổi sáng: Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh nghề đổ lợp, đặt chúm lươn. Khi đặt trúm người ta thường trọn đám sậy cũ hoặc cỏ năng vì nơi đó lươn sống nhiều. Khi đặt trúm phải nhìn hướng gió; vùng nước và xác định nơi nào có nhiều hay ít lươn. Khi đặt, ống trúm phải có độ dốc vừa phải. Miệng trúm ngập xuống nước từ 10-25 cm và đuôi trúm phải nằm trên mặt nước để lươn “chạy” vào không bị chết ngợp.

- Đoàn sáng tác ảnh nghề gác kèo ong. Không biết có từ bao giờ mà nghề gác kèo ong đã gắn sâu vào đời sống của người dân vùng rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau. Cho đến hôm nay, những người sinh ra và lớn lên trên xứ xở rừng tràm này chắc không ai không biết nghề gác kèo ong. Từ thời đi khẩn hoang, mở đất của cha ông, cây tràm đã có mặt khắp nơi trên vùng đất này. Lúc đầu, người ta chỉ biết lấy mật ong trong thiên nhiên, nghĩa là ong tự đóng tổ rồi con người tìm đến để lấy mật mang về. Lâu dần, bằng những kinh nghiệm dân gian, người dân miệt rừng U Minh nghĩ ra cách gác kèo để ong về xây tổ. Và từ đó, nghề gác kèo ong đã được ra đời.

- Đoàn sáng tác ảnh phơi cá khô ở Trần Văn Thời. Nghề làm cá khô bổi là nghề truyền thống của nhiều gia đình ở huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh của tỉnh Cà Mau.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh đời thường cảnh thu hoạch bồn bồn. Ngoài việc dùng để ăn sống, nấu canh, bồn bồn còn dùng để làm dưa. Bồn bồn nhổ về, người ta lột bỏ bẹ già, lấy phần thân non rồi dùng sợi chỉ chẻ đôi cho vào một cái hủ và được đậy kỹ bằng lá chuối tươi. Sau đó, lấy nước cơm vo đã cho lên men chua đổ vào. Bằng cách làm này chỉ khoảng vài ba ngày là dưa bồn bồn có thể đem ra ăn được. Ngày nay, dưa bồn bồn đã nổi tiếng và trở thành đặc sản của Cà Mau. Từ dưa bồn bồn, người ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon miệng khác như dưa bồn bồn xào tép, xào vọp, dưa bồn bồn chấm ba khía, thịt kho tàu hay cá rô kho tộ…

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh làng nghề làm chuối ép khô. Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để có miếng chuối khô, ngon, dẻo, dai phải chọn cho được loại chuối xiêm thật già, chín đều. Chuối càng chín càng cho nhiều mật. Ủ chuối thật chín muồi, thậm chí chỉ cần đụng nhẹ nhàng cũng đủ làm cho trái chuối rời khỏi nải. Lúc này vỏ chuối rất mỏng, ta chỉ cần bóc nhẹ vỏ, rồi đem phơi nắng cho rỏ mật để chuối khô đảm bảo độ dai.

- Đoàn sáng tác ảnh mùa phơi khô cá khoai Cà Mau. Cá khô khoai là sản phẩm đặc sản đặc trưng của huyện Phú Tân. Kinh nghiệm làm cá khô khoai ở đây chính là giữ sao cho cá còn nguyên chất, rửa sạch sẽ để phơi và phơi trên giàn, đón nắng đầy đủ. Nếu không được nắng tốt thì phải ướp đá lại và đem phơi nắng tốt để tránh cá khô bị đen, bị đắng.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.

- Đoàn tự do khám phá thành phố Cà Mau về đêm.

NGÀY 3

TP.CÀ MAU - RỪNG U MINH THƯỢNG – THỊ TRẤN TRI TÔN

- Buổi sáng: Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn khởi hành đi rừng U Minh Thượng.

- Đoàn đi thuyền khám phá rừng U Minh Thượng. Nằm cách thành phố Rạch Giá khoảng 65km về phía Tây Nam, Vườn quốc gia U Minh Thượng là một trong ba khu vực được bảo tồn của Khu bảo tồn sinh quyển thế giới ở tỉnh Kiên Giang, với nhiều cấp độ mà hầu như không có khu vực bảo tồn nào của vùng đất ngập nước ở Đông Nam Á có thể sánh được.

- Đoàn sáng tác ảnh tại làng nghề trồng khóm Tắc Cậu. Hơn 70 năm qua, khóm Tắc Cậu được trồng trên vùng đất cù lao giữa hai sông Cái Lớn, Cái Bé trên địa bàn các xã Bình An, Vĩnh Hòa Phú và một phần xã Minh Hòa (Châu Thành, Kiên Giang). Đây là thương hiệu khóm nổi tiếng khắp cả nước nhờ hương vị ngon đặc trưng.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn khởi hành đi Tri Tôn.

- Đoàn sáng tác ảnh tại rừng trúc Ô Tà Sóc. Đi dưới con đường trắng nhỏ, xung quanh là những hàng tầm vông tỏa bóng mát, lá cây xì xào mỗi khi có gió ngang qua. Không gian bình dị này sẽ khiến bạn cảm thấy bình yên, nhẹ nhàng đến lạ lùng.

- Đoàn chụp hoàng hôn tại hồ Ô Tà Sóc. Lòng hồ nằm ở giữa khe núi vì vậy mặt nước ở đây rất đẹp nhờ những làn gió thổi nước thành gợn sóng nhỏ. Nước ở đây cực kỳ sạch và mát vì nước chảy từ những khe đá trên núi xuống cực kỳ tự nhiên. Với không khí mát mẻ, cùng cảnh quan thiên nhiên hoang sơ thì hồ Ô Tà Sóc còn là địa điểm cuốn hút giới trẻ Tri Tôn, tìm đến để hóng gió, chụp ảnh, cắm trại vào mỗi buổi chiều mát.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nhận phòng nghỉ ngơi ở Tri Tôn.

NGÀY 4

THỊ TRẤN TRI TÔN - TP.HỒ CHÍ MINH

- Buổi sáng: Đoàn chụp bình minh cánh đồng Tà Pạ. Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ có tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer.

- Người nông dân Khmer mỗi khi cày cấy thường tập hợp cùng nhau làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Gần đến mùa thu hoạch, cánh đồng sẽ chuyển thành nhiều mảng màu rực rỡ: màu xanh mượt màu của lúa đang ngậm đồng, màu vàng nhạt của lúa vừa trổ hạt, màu vàng tươi rạng rỡ của lúa sắp vào vụ gặt, màu vàng đậm trĩu hạt của những khoảnh ruộng đang mùa thu hoạch, và cả màu nâu sạm loang lổ của gốc rạ lởm chởm, chơ vơ…

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại núi Cô Tô. Đến với Cô Tô, bạn sẽ được lắng nghe câu truyện truyền thuyết lý thú được người dân lưu truyền hàng trăm năm qua, rằng các nàng tiên nữ thường hạ phàm xuống vùng núi Thất Sơn những đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm các nàng chơi trò ném đá và sáng hôm sau nơi ấy xuất hiện một ngọn núi nhỏ, đá chồng chất lên nhau với muôn hình thù hấp dẫn, đó chính là Cô Tô ngày nay. Một giả định khác không gắn với truyền thuyết là do núi có hình dáng giống như cái tô lật úp, nên gọi là núi Tô.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại hồ Soài So. Hồ Soài So An Giang là khu hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh. Đây là nơi có không gian yên bình, rộng lớn. Hình ảnh ngọn núi lớn, những cây thốt nốt soi bóng xuống mặt hồ như trong những bài thơ làm lưu luyến nhiều khách du lịch.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh ở chùa Tà Pạ. Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi, được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất, được bao quanh bởi rừng cây nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đảng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng.

- Đoàn sáng tác ảnh tại cổng chùa Koh Kas. Ấn tượng đầu tiên là kiến trúc Khmer hiện rõ trên chiếc cổng với những hoa văn, họa tiết Phật giáo tinh xảo. Nóc cổng có ba tháp nhỏ, được chống đỡ bởi bốn trụ vững chắc. Mỗi đỉnh tháp đặt tượng đầu thần bốn mặt thường thấy trong văn hóa Khmer Nam Bộ. Xung quanh là nhiều tượng rắn thần Naga có ý nghĩa xua đuổi tà ma.

- Đoàn sáng tác ảnh con đường hàng cây chùa Hàng Còng. Chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram là ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng đến bên trong với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Đặc trưng này khiến mọi người gần như quên bẵng tên thật của chùa, mà chỉ gọi dân dã, trìu mến là “chùa hàng còng”.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn tham quan chùa Lá Sen hay còn gọi là chùa Phước Kiển. Chùa Phước Kiển nằm ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, được thành lập trước thời vua Thiệu Trị. Ao sen ở chùa Phước Kiển có hình vuông tượng trưng cho đất, lá sen có hình tròn tượng trưng cho trời. Lá sen khổng lồ, to như những cái nia, vành cong gần cả tấc tay, nom rất đẹp mắt.

- Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.

- Trả đoàn tại điểm Cung văn hóa Lao Động, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Đèn pin.
– Giày/dép chống trơn trượt.
– Kem chống muỗi.