fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Múa võ tháp – Chợ nón đêm – Lác đầm Ô Loan – Hòn Yến – Lò bánh

  • phototrip - chợ nón phù cát
  • phototrip - làng nón phù cát
  • phototrip - Mũi vi rồng

Chợ nón Phù Cát – hay còn gọi là chợ nón Cát Tân – thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đây là một phiên chợ đêm rất độc đáo chuyên bán nón lá. Khi đồng hồ vừa chuyển canh ngày mới là lúc chợ nón lá Phù Cát bắt đầu nhóm họp. Chợ họp trong đêm và kết thúc trước khi trời sáng. Dưới ánh sáng le lói của ngọn đèn dầu, những người vợ, bà mẹ năm tháng vẫn bền bỉ với chồng nón lá, chắt chiu nuôi cả gia đình. Trước là vì cuộc mưu sinh, dần dà hình thành một thói quen, nét văn hóa riêng của người dân “xứ Nẫu”.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành lúc 16h00 thứ bảy ngày 03/08/2019 về 15h00 thứ hai ngày 05/08/2019.
  • Địa điểm tập trung: Khách sạn Luxury, Số 17 Trần Phú, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên.
  • Thời gian sáng tác: 3 ngày.
  • Số lượng thành viên tham gia: 20 người.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Lò hấp bánh hỏi.
2. Tháp Nhạn.
3. Đầm Ô Loan.
4. Hoàng hôn cánh đồng lác.
5. Bình minh Hòn Yến.
6. Biển bãi Troi.
7. Lò hấp bánh bèo.
8. Nghề làm bánh tráng dừa.
9. Làng nghề làm thúng chai.
10. Làng chài Xuân Hải.
11. Hoa sen Sông Cầu.
12. Múa võ cổ truyền tháp Bánh Ít.
13. Phiên chợ nón giữa đêm khuya.
14. Bình minh bãi Đá Trứng.
15. Làng nghề hấp cá Quy Nhơn.
16. Chùa Thập Tháp.

II. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG

1. Cùi di hon.
2. Thăn cá bò gù.
3. Bánh hỏi cháo lòng.
4. Bánh tráng dừa.
5. Bánh bèo nóng.

IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 01/08/2019 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Múa võ tháp – Chợ nón đêm – Lác đầm Ô Loan – Hòn Yến – Lò bánh
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 3.600.000 đồng/1 người, bao gồm:

+ Phương tiện di chuyển xe tại Bình Định và Phú Yên.
+ Ăn 4 bữa chính và 2 bữa phụ với đặc sản địa phương.
+ 02 đêm khách sạn 2 sao ở thị xã An Nhơn và thành phố Tuy Hòa.
+ Vé tham quan các điểm.
+ Nước suối.
+ Khăn lạnh.
+ Thuê mẫu các các điểm sáng tác ảnh.
+ Bảo hiểm du lịch.

– Chi phí không bao gồm:

+ Chi phí vé máy bay. Vé máy bay tự mua hoặc liên hệ chị Minh Tâm – 0945.525.604 hỗ trợ mua vé giúp.

♦ Chuyến bay BL434 của hãng Jetstar từ Tp.Hồ Chí Minh lúc 14h10 ngày 03/08/2019 đến Tp.Tuy Hòa lúc 15h20. Chuyến về VN7393 của hãng Vietnam Airlines từ Tp.Quy Nhơn lúc 13h50 ngày 05/08/2019 đến Tp.Hồ Chí Minh lúc 15h05. Giá tham khảo khoảng 2.500.000 đồng bao gồm 15 kg hành lý ký gởi (Giá tham khảo ngày 25/06/2019, giá đặt vé tăng giảm tùy theo thời điểm đặt vé).

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 01/08/2019.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 0102033687.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1

TP.HỒ CHÍ MINH – TP.TUY HÒA(500 Km)

- Buổi trưa: Đoàn tập trung ở sân bay Tân Sơn Nhất khởi hành ra Tuy Hòa.

- Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh lò hấp bánh hỏi – món ăn đặc sản Xứ Nẫu. Bánh hỏi được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Bánh hỏi thường gia vị thêm mỡ hành, ăn kèm với cháo lòng, thịt quay, thịt nướng… đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi và là một nét văn hóa ẩm thực của các địa phương.

- Đoàn sáng tác ảnh đầm Ô Loan, được tôn vinh là thắng cảnh quốc gia, với diện tích mặt nước hơn 1.500 ha, đầm Ô Loan được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp thanh bình với không gian thoáng đãng và khí hậu trong lành, mát mẻ. Từ đỉnh đèo Quán Cau nhìn xuống, ta sẽ thấy núi Từ Bi, nơi có con suối Từ Bi chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi đổ ra đầm, tạo nên cảnh quan thơ mộng.

- Đoàn sáng tác ảnh hoàng hôn cánh đồng lác. Cây lác thuộc họ cói, có đến mấy nghìn loài, phần lớn là cây cỏ hoang dại, mọc khắp nơi từ đầm lầy tới đồng ruộng. Chỉ có một vài loài như lác bông trắng, lác được dùng làm nguyên liệu dệt chiếu hoặc se lõi đan hàng thủ công mỹ nghệ. Tới mùa thu hoạch lác, quan cảnh người nông dân tất bật, hối hả trên cánh đồng. Thường phần việc nặng nhọc dành cho cánh đàn ông có sức khỏe, có kinh nghiệm phác đều tay, thì cây lác mới được thu hoạch tốt. Một tay cầm chiếc phảng to, dài vung lên cao, tay còn lại cầm cù nèo để kéo lác về một phía. Mỗi nhát chém cần nhiều lực và dứt khoát, cho cọng lác đứt ngọt. Gốc lác còn lại chỉ độ dưới một tấc là đạt yêu cầu. Phụ nữ thì làm công việc nhẹ nhàng hơn là giũ, thu gom và chẻ lác, phơi… Cây lác sau khi thu hoạch được phơi hai, ba nắng, phân ra thành ba loại: loại 1 có chiều dài từ 1,8m trở lên, loại hai từ 1,6 đến dưới 1,8m, còn lại là loại 3. Lác loại 1 được cung ứng làm nguyên liệu dệt chiếu, loại 2 và loại 3 được dùng để se lõi, đan hàng thủ công mỹ nghệ.

- Buổi tối : Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm, được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12 trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn.

- Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi.

NGÀY 2

KHÁM PHÁ PHÚ YÊN - BÌNH ĐỊNH (120 Km)

- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh bình minh tại Hòn Yến và Hòn Sụn. Hòn Yến là một trong những thắng cảnh đẹp của Phú Yên nhưng vẫn còn rất hoang sơ. Trải qua thời gian và sự bào mòn của sóng biển, dãy núi nhô ra biển giờ chỉ còn là hai hòn đảo nhỏ ở cách bờ khoảng 100m, một lớn gọi là Hòn Yến, nhỏ hơn là hòn Sụn, tạo nên một hình ảnh có đôi thật tình tứ…

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh biển bãi Troi với một bãi biển cát trắng trải dài.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh Lò hấp bánh bèo nóng. Bánh bèo là món ăn chơi thân quen và có mặt nhiều nơi trên khắp cả nước tuy nhiên mỗi nơi mùi vị và cách ăn sẽ khác nhau. Ở Phú Yên, bánh bèo ngon bởi nó có vị thơm và độ mềm dẻo rất đặc biệt. Cách làm bánh bèo, đầu tiên gạo thơm được đem xay nhuyễn đến khi thành bột. Thêm một chút muối vào bột, đổ từ từ nước lạnh và khuấy thật đều tay. Tiếp tục đổ vào nước sôi, khuấy đến khi bột tan đều mới thôi. Sau đó, ngâm bột qua đêm hoặc khoảng 4 đến 6 tiếng. Việc này giúp bánh khi ăn không có mùi bột chua và dai hơn. Sau đó người ta múc bột đổ vào từng chén nhỏ và đem hấp. Bánh luôn được giữ nóng hổi. Một chén bánh bèo được rắc lên trên một chút bánh mì vụn chiên giòn, tôm khô, hành phi, chà bông và mỡ hành và rưới chút nước mắm, hương vị đậm đà khó quên.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh làm bánh tráng dừa. Cũng như nhiều loại bánh tráng khác, bánh tráng Phú Yên được làm từ gạo.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh Làng nghề làm thúng chai, tên gọi “thúng chai” xuất phát từ nguyên liệu bột cây chai khi trộn với dầu hỏa cho ra dầu rái, yếu tố chính quyết định thành bại của sản phẩm. Nghề đan thúng chai là nghề gắn với nghiệp đi biển. Nghề được truyền dạy từ đời này qua đời khác, vừa là công ăn việc làm, vừa là cái nghề gắn bó tạo nên một nếp sống lâu đời của người dân nơi đây. Thúng chai được sử dụng để đánh bắt hải sản gần bờ như câu mực, lặn sò, kéo lưới hoặc dùng để đua tranh trong các cuộc thi, lễ hội cầu ngư hàng năm. Không chỉ phục vụ ngư dân trong tỉnh mà còn cung cấp sản phẩm cho các thị trường khác trong nước ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Tiền Giang và còn xuất khẩu đi các nước trên thế giới như: Thái Lan, Thụy Sĩ.

- Đoàn sáng tác ảnh tại làng chài Xuân Hải mảnh đất bình dị của xứ “Hoa vàng cỏ xanh”, nhẹ nhàng vẽ lên bức tranh thủy mặc hữu tình mê động lòng người.

- Đoàn sáng tác ảnh cảnh hái hoa sen trong đầm ở Sông Cầu.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa và nghỉ ngơi.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại Tháp Bánh Ít, một cụm tháp gồm bốn tháp, còn được biết đến với tên gọi là tháp Bạc, là một trong số những di tích kiến trúc Chăm tiêu biểu nhất hiện tồn trên đất Bình Định. Tháp Bánh Ít được đưa vào cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh. Đây cũng là công trình kiến trúc cổ duy nhất của Việt Nam lọt vào cuốn sách này.

- Đoàn sáng tác ảnh cảnh song đấu và múa võ cổ truyền Việt Nam ở tháp Bánh Ít. Xuất phát từ mục đích đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nghĩa quân Tây Sơn, võ Bình Định luôn có tính thực chiến rất cao đặc biệt là sự hiệu quả so với thể trạng nhỏ bé nhưng rất linh hoạt của người Việt.

- Buổi tối : Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi tại thị xã An Nhơn.

NGÀY 3

TX.AN NHƠN – TP.HỒ CHÍ MINH (600 Km)

- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh đời thường tuyệt đẹp tại chợ nón Bình Định. Hàng trăm người dân mua bán nguyên vật liệu làm nón, đem nón lá đến mua bán tại chợ vào lúc giữa đêm khuya.

- Đoàn chụp bình minh tại Bãi tắm hoàng hậu, còn có tên gọi khác là Bãi Trứng vì bãi biển nơi đây có những hòn đá tròn nhẵn nhụi do sóng biển vỗ bờ bào mòn theo năm tháng, nên người dân địa phương gọi là bãi Trứng vì đá có hình như trái trứng.

- Bãi tắm Hoàng Hậu nằm trong khu du lịch Ghềnh Ráng Quy Nhơn, ngoài ra còn có tên gọi khác là Ghềnh Ráng – Tiên Sa vì có bãi biển Tiên Sa với câu chuyện tình đầy cảm động. Có mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử và đồi Thi Nhân.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh tại làng nghề hấp cá. Do nguồn cá thu hoạch dồi dào, giá rẻ, người dân ven bến Hàm Tử, thành phố Quy Nhơn nghĩ ra cách hấp cá để bán ở những nơi xa hơn. Nghề hấp cá ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ tại chợ cá nằm ven bến Hàm Tử. Các thuyền chở cá tươi từ biển về sẽ được các lò hấp thu mua, thường là các loại như: cá mực, cá nục, cá cơm, cá sọc dưa, cá ngừ…Sau khi mua về, những nhân công ở đây làm sạch cá qua các công đoạn như: đánh vảy, mổ ruột, cắt lát và xếp ngăn nắp vào các rổ tre để chờ cho vào lò hấp. Nước hấp được pha theo công thức riêng để đảm bảo vị đậm đà của cá biển. Thời gian hấp cá của mỗi loại cũng được căn hợp lý để cá chín tới, đảm bảo thịt dai và giữ nguyên vị ngon. Người thợ hấp cá nhấc bổng sọt cá tầm 10 kg lên cao hơn 1,2 m để cho vào nồi nước sôi, rồi lắc sọt cá sao cho ngập đều nước, đợi đến khi chín vớt ra mang đến đến nơi tập trung. Các công đoạn này được người thợ thao tác liên tục cả ngày.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh Chùa Thập Tháp Di Đà –Ngôi chùa có tuổi đời trên 300 năm. Chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.Chùa tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và mới đan xen, kiến trúc chùa Thập Tháp vẫn giữ được chất cổ kính trong một tổng thể hài hòa.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Trả đoàn tại sân bay Phù Cát, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Đèn pin chiếu sáng khi cần thiết.
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.