Bánh phồng Sơn Đốc – Bánh tráng Mỹ Lồng – Ông cụ tóc dài – Chùa đẹp ở Bình Đại
Bánh phồng Sơn Đốc không chỉ là đặc sản của tỉnh Bến Tre mà nó còn là niềm tự hào của người dân nơi đây với hương vị truyền thống nhưng vô cùng độc đáo của mình. Theo lời kể của các cụ thì ban đầu món bánh phồng Sơn Đốc chỉ xuất hiện trong các dịp lễ đặc biệt hay Tết Nguyên Đán. Bởi người xưa cho rằng vào các dịp quan trọng thì mới cần có bánh phồng để thành viên trong gia đình có thể quây quần, sum họp lại cùng nhau trò chuyện và thưởng thức món ăn đặc biệt này.
I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH
- Thời gian: Khởi hành lúc 05h30 chủ nhật ngày 12/02/2023 đến 18h00 trong ngày.
- Địa điểm tập trung: Cung văn hóa Lao Động – Số 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 (Gởi xe máy tại bãi giữ xe gần ngã tư Trương Định và Nguyễn Thị Minh Khai).
- Thời gian sáng tác: 1 ngày.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH
1. Làng nghề phơi bánh tráng Mỹ Lồng.
2. Đời thường làm bánh phồng Sơn Đốc.
3. Lăng Nguyễn Đình Chiểu.
4. Chùa đẹp ở Bình Đại.
5. Ông cụ tóc dài hơn 5 mét.
III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG
1. Hủ tiếu Mỹ Tho.
2. Bánh tráng Mỹ Lồng.
3. Bánh phồng Sơn Đốc.
III. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ
– Hình thức đăng ký:
+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 15h00 ngày 10/02/2023 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Nepal & Bánh phồng Sơn Đốc – Bánh tráng Mỹ Lồng – Ông cụ tóc dài – Chùa đẹp ở Bình Đại
+ Qua điện thoại cho chị Trinh – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.
– Chi phí tham gia: 1.700.000 đồng/1 người, bao gồm:
+ Phương tiện di chuyển xe.
+ Ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ.
+ Vé tham quan các điểm.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Nước uống, khăn lạnh…
– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 12/02/2023..
– Thông tin tài khoản:
♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.
Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.
Số tài khoản: 0071000955396.
♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm
Số tài khoản : 115535309
P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.
Itinerary
IV. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH
TP. HỒ CHÍ MINH – BẾN TRE – TP. HỒ CHÍ MINH (200 Km)
– Buổi sáng: 05h30 sáng chủ nhật ngày 12/02/2023 xe đón đoàn tại Cung văn hoá Lao động khởi hành đi Bến Tre.
– Đoàn dùng bữa sáng.
– Đoàn tham quan và sáng tác ảnh bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc có nguồn gốc từ Bến Tre, đây là đặc sản, là niềm tự hào của người dân xứ dừa. Các loại bánh nổi tiếng vừa béo vừa xốp, đặt lên lò than tỏa hương thơm lừng.
– Bánh tráng Mỹ Lồng có ba loại bánh tráng dừa, đó là: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh có dừa không sữa, bánh có sữa không dừa… Bánh tráng Mỹ Lồng qua bàn tay lao động của người dân Mỹ Lồng đã trở thành một thương hiệu bánh tráng nức tiếng.
– Bánh phồng Sơn Đốc với sự hòa quyện từ mùi thơm của hương nếp, béo ngậy của dừa Bến Tre, vị ngọt thanh của đường mía đã tạo nên chiếc bánh phồng Sơn Đốc mang hương vị dân dã, ngọt thơm, khó nơi nào có thể sánh kịp.
– Đoàn tham quan và chụp ảnh tại lăng Nguyễn Đình Chiểu. Khu lăng mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, được nhân dân Bến Tre xây dựng để tưởng niệm người đã mở trường dạy học và khám chữa bệnh cho dân nghèo, nằm cách thị trấn Ba Tri chừng 1km trên đường về An Đức, có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972, được công nhận di tích lịch sử văn hóa vào ngày 16/3/1993.
– Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
– Buổi chiều: Đoàn tham quan và chụp ảnh một ngôi chùa đẹp ở Bình Đại. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 2000, trên mảnh đất rộng 8 hecta chỉ toàn đầm lầy và cỏ dại. Sau nhiều lần tu sửa và xây dựng, ngôi chùa ngày càng khang trang và bề thế hơn, trở thành ngôi chùa lớn nhất tỉnh Bến Tre. Chùa bao gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng hai bên tả hữu. Ở giữa là tượng phật Di Lặc cao 12,45 mét, khối lượng của tượng đạt khoảng 99 tấn làm bằng bê tông, cốt thép với kinh phí ước chừng 2,27 tỷ đồng. Toàn bộ ngôi chùa được dát màu ánh vàng càng làm tăng thêm vẻ lộng lẫy, xung quanh chùa được trồng nhiều loại cây cổ thụ.
– Đoàn sáng tác ảnh ông cụ tóc dài hơn 5 mét, 70 năm chưa cắt lần nào. Đi tu theo truyền thống gia đình và tự nhận mình theo đạo Tứ ân hiếu nghĩa, cho rằng nuôi tóc là cách thể hiện hiếu nghĩa với cha mẹ, nên suốt 70 năm qua ông chưa một lần dám cắt tóc. Ông lý giải nếu cắt tóc là bất hiếu và sẽ bị “bề trên” trách phạt. Ông từng có hai mươi năm “du hành” tầm sư tu đạo, sau đó là bốn mươi năm tu hành tại gia, ngày ngày tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an. Suốt quãng đường tu đó, ông coi mái tóc quý giá không khác gì tính mạng của mình.
– Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh.
– Trả đoàn tại điểm Cung văn hóa Lao Động, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.
* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.