fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Trâu về trên đường đất đỏ – Vó lưới trên dòng kênh – Lò muối tôm – Làng nghề làm chén đựng mủ cao su


Len trâu hay còn gọi là chăn trâu thuê. “Len” tiếng Khơ-me có nghĩa là tự do, hàm ý của len trâu tức là để trâu đi tự do. Mỗi đàn lùa đi từ vài chục đến gần trăm con, đi hết đồng này, ngập nước hết cỏ, rồi lại kéo nhau sang đồng khác, cứ vậy đến chiều mới quay về làng. Đối với người dân ở miền Tây Nam bộ thì con trâu gần như song hành, sẻ chia mọi nỗ lực của người nông dân trong công cuộc “khai hóa” vùng đất hoang vu, biến nơi đây thành trù phú, giàu có, là vựa lúa, cá lớn nhất cả nước.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành lúc 06h00 thứ tư ngày 17/11/2021 đến 18h30 trong ngày.
  • Địa điểm tập trung: Cung văn hóa Lao Động – Số 55B đường Nguyễn Thị Minh Khai (Gởi xe máy tại bãi giữ xe góc ngã tư Trương Định và Nguyễn Thị Minh Khai).
  • Thời gian sáng tác: 1 ngày.
  • Yêu cầu: Thành viên tham gia có thẻ xanh covid (đã tiêm vaccines ngừa covid đủ liều thời gian hoàn tất mũi 2 trước 14 ngày, là F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng).

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Nướng bánh tráng phơi sương.
2. Tháp cổ Bình Thạnh.
3. Lò làm muối tôm.
4. Xưởng làm bánh tráng.
5. Nghề làm chén đựng mủ cao su.
6. Đời thường trẻ em ở xưởng làm chén đựng mủ cao su.
7. Vó lưới trên dòng kênh.
8. Trâu về trên đường đất đỏ.

III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG

1. Bún bắp giò.
2. Bò tơ Củ Chi.

III. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 16h00 ngày 16/11/2021 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Trâu về trên đường đất đỏ – Vó lưới trên dòng kênh – Lò muối tôm – Làng nghề làm chén đựng mủ cao su
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 1.500.000 đồng/1 người,(nếu đi xe tự túc thì chi phí 1.200.000 đồng/1 người) bao gồm:

+ Ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ.
+ Vé tham quan.
+ Chi phí setup mẫu.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Nước uống, khăn lạnh…

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 17/11/2021.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Hòa Hưng, Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 19033216491013.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

Itinerary

IV.LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TRẢNG BÀNG(75 km)

– Buổi sáng: 06h00 thứ tư ngày 17/11/2021 xe đón đoàn tại Cung văn hoá Lao động khởi hành đi Trảng Bàng.

– Đoàn tham quan và sáng tác ảnh công đoạn nướng bánh tráng phơi sương. Người dân đất Trảng Bàng tự hào được trời ban tặng ngày nhiều nắng đêm lắm sương để có một đặc sản nổi tiếng như ngày hôm nay. Món bánh tráng được làm từ bột gạo, qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự công phu, cẩn thận. Để có một chiếc bánh tráng phơi sương đầu tiên cần ngâm gạo, tầm 4 đến 6 tiếng đồng hồ. Sau đó mang gạo đã ngâm vào xay cùng với nước, và tiếp tục lọc kĩ bột để loại những tạp chất cho chiếc bánh tráng được trong suốt. Bột gạo xay thành thứ nhuyễn được cho thêm ít muối để tạo vị mặn đặc trưng và giúp bảo quản.

– Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tháp cổ Bình Thạnh. Tháp cổ Bình Thạnh nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII, là một trong những kiến trúc tháp cổ quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo.

– Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại lò làm muối tôm Tây Ninh. Muối tôm được coi như một loại đặc sản Tây Ninh, là một gia vị không thể thiếu khi bạn ăn trái cây chua như xoài sống, cóc hoặc những loại quả nhạt như củ sắn, mận. Món muối tôm Tây Ninh lừng danh ngày nay có nguồn gốc từ thời chiến tranh. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập gian khổ ấy, không thể quên những tấm lòng son sắt mặn nồng như những hạt muối quê hương từ hậu phương gửi vô căn cứ.

– Đoàn tham quan và sáng tác ảnh xưởng tráng bánh tráng. Bánh tráng sản xuất bằng máy, một “mẻ” bánh từ khâu pha bột đến thành phẩm khoảng trên dưới 3 tiếng, nhanh hơn nhiều so với bánh tráng lò truyền thống. Theo những người thợ, máy móc tuy hỗ trợ nhiều nhưng trong việc làm bánh vẫn cần sự khéo léo của con người ở từng khâu như pha bột, lựa bánh. Bánh tráng nơi được ưa chuộng và duy trì bền vững, bên cạnh tay nghề của những thợ làm bánh, thì nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước ngọt quanh năm, nước trong có vị thanh mát chứ không nhiễm phèn, nên bánh làm ra ngon hơn những khu vực khác.

– Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

– Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh nghề làm chén đựng mủ cao su, chiếc chén đựng mủ cao su tưởng chừng như đơn giản nhưng qua những công đoạn bạn tận mắt chứng kiến mới thấy được sự tinh xảo, cái độc đáo của cái nghề này.

– Đoàn sáng tác ảnh đời thường trẻ em ở xưởng làm chén đựng mủ cao su.

– Đoàn sáng tác ảnh những chiếc vó trên dòng kênh. Cái vó là sản phẩm của đời sống xưa với đa số nông dân vùng sông nước. Giống hình chiếc nón lá để ngửa vó là một tấm lưới rộng được thắt chặt vào các thanh tre chéo nhau dân gian gọi là càng vó, có một sợi dây cột ở trọng tâm để kéo lên mà xúc cá. Để khi nước chảy lưới sẽ bung ra tạo thành một khoảng rộng để cá tép, tôm cua chạy vào. Đây là cách đánh bắt rất độc đáo, có nhiều tiện lợi vào mùa nước dâng cao.

– Đoàn sáng tác ảnh cảnh đàn trâu về làng trên đường đất đỏ. Mỗi đàn lùa đi từ vài chục đến gần trăm con, đi hết đồng này, ngập nước hết cỏ, rồi lại kéo nhau sang đồng khác, cứ vậy đến chiều mới quay về làng. Đối với người dân ở miền Tây Nam bộ thì con trâu gần như song hành, sẻ chia mọi nỗ lực của người nông dân trong công cuộc “khai hóa” vùng đất hoang vu, biến nơi đây thành trù phú, giàu có, là vựa lúa, cá lớn nhất cả nước.

– Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh.

– Trả đoàn tại điểm Cung văn hóa Lao Động, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

V. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.