Vườn chà là Sa Đéc – Vườn dâu Hạ Châu – Làng trầu Vị Thuỷ – Lò gạch Mang Thít – Chợ Vị Thanh – Khóm Cầu Đúc
Vườn chà là ở Sa Đéc có nguồn gốc từ Campuchia. Chà là chủ yếu được trồng bằng hạt tùy vào thổ nhưỡng mà thời gian cây cho trái khác nhau, nhưng cũng 5 năm trở đi chà là mới ra hoa tạo quả. Vào thời điểm kết quả, những chùm chà là vàng rực, nặng trĩu hòa trộn trong sắc xanh của những tán lá cây và sắc nâu của thân cây tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH
- Thời gian: Khởi hành lúc 05h00 thứ bảy ngày 01/05/2021 đến 20h30 chủ nhật ngày 02/05/2021.
- Địa điểm tập trung: Cung văn hóa Lao Động – Số 55B đường Nguyễn Thị Minh Khai (Gởi xe máy qua đêm tại bãi giữ xe góc ngã tư Trương Định và Nguyễn Thị Minh Khai).
- Thời gian sáng tác: 2 ngày.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH
1. Vườn chà là Sa Đéc.
2. Lò gạch Mang Thít.
3. Đời thường xếp gạch trong lò gạch.
4. Làng nghề tàu hủ ky.
5. Làng trầu Vị Thuỷ.
6. Hoàng hôn kênh xáng Xà No.
7. Đời thường chợ Vị Thanh.
8. Khóm Cầu Đúc.
9. Con đường hai hàng cây tràm.
10. Vườn dâu hạ châu Phong Điền.
11. Nhà cổ Bình Thuỷ.
12. Nhà thờ Cái Bè.
III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG
1. Hủ tiếu Sa Đéc.
2. Chả cá thác lác đặc sản Hậu Giang.
3. Lẩu chua cá lăng.
IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ
– Hình thức đăng ký:
+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 29/04/2021 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Vườn chà là Sa Đéc – Vườn dâu Hạ Châu – Làng trầu Vị Thuỷ – Lò gạch Mang Thít – Chợ Vị Thanh – Khóm Cầu Đúc
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.
– Chi phí tham gia: 2.600.000 đồng/1 người, bao gồm:
+ Một đêm khách sạn 3 sao tại thành phố Vị Thanh.
+ Phương tiện di chuyển xe.
+ Ăn 4 bữa chính và 2 bữa phụ.
+ Vé tham quan.
+ Chi phí setup mẫu.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Nước uống, khăn lạnh…
– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 29/04/2021.
– Thông tin tài khoản:
♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.
Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.
Số tài khoản: 0071000955396.
♣ Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Hòa Hưng, Tp. Hồ Chí Minh.
Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm
Số tài khoản : 19033216491013.
♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm
Số tài khoản : 115535309
P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.
V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
- NGÀY 1
- TP.HỒ CHÍ MINH - ĐỒNG THÁP - VĨNH LONG - HẬU GIANG (283 Km)
- Buổi sáng: 05h00 thứ bảy ngày 01/05/2021 xe đón đoàn tại Cung văn hoá Lao động khởi hành đi Sa Đéc.
- Đoàn dùng bữa sáng.
- Đoàn tham quan và chụp ảnh vườn chà là Sa Đéc. Được biết, vườn chà là này có nguồn gốc từ Campuchia. Chà là chủ yếu được trồng bằng hạt tùy vào thổ nhưỡng mà thời gian cây cho trái khác nhau, nhưng cũng 5 năm trở đi chà là mới ra hoa tạo quả. Vào thời điểm kết quả, những chùm chà là vàng rực, nặng trĩu hòa trộn trong sắc xanh của những tán lá cây và sắc nâu của thân cây tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
- Đoàn sáng tác ảnh tại lò gạch Mang Thít. Đây là làng nghề truyền thống làm gốm, nung gạch lâu đời ở Vĩnh Long và là một trong những địa phương có lò gạch, gốm thủ công lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.Lò gạch Mang Thít không chỉ ấn tượng bởi màu gốm, ở đây còn có công trình kiến trúc đặc sắc gần như có một không hai ở Việt Nam, đó là nhà gốm.
- Đoàn sáng tác ảnh đời thường cảnh xếp gạch trong lò gạch.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh làng nghề tàu hủ ky trăm tuổi ở thị xã Bình Minh. Để làm tàu hủ ky chuyên nghiệp, người ta bỏ đậu vào ngâm chừng 2 tiếng để đậu nở và mềm rồi xay thành bột, sau đó đưa vào máy chặt vắt lấy nước. Nước đậu nguyên chất được bỏ lên chảo đun để lấy váng. Thông thường người ta xếp 18 chảo thành hai hàng gọi là một dàn, tùy theo quy mô từng gia đình mà số dàn này nhiều hay ít. Để lên váng đậu, nước trong chảo chỉ được duy trì ở khoảng 70 độ C. Nếu muốn lá tàu hủ ky dày thì để váng nổi lâu hơn, còn lá mỏng chỉ cần nổi váng chừng 5 phút. Cứ khoảng 10 phút sau khi vớt chảo lại nổi váng một lần và được thợ dùng dao rạch váng rồi treo lên sào trúc ngay phía trên chảo cho ráo. Thợ làm tàu hủ ky phải luôn tay cho đến khi cạn nước, lấy mãi tới lớp cuối cùng thì gọi là vớt bẹ.
- Đoàn tham quan và chụp ảnh làng trầu Vị Thủy. Hình ảnh cây cau, lá trầu dần trở nên phai mờ trong thời đại ngày nay. Nhưng đối với hàng trăm hộ dân nơi đây thì lá trầu đã trở nên quen thuộc không chỉ âm thầm giúp bà con vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống xưa sau hàng chục năm gìn giữ.
- Đoàn chụp hoàng hôn kênh xáng Xà No. Con kênh huyền thoại dài 40 kilomét, được người Pháp xây dựng trong 2 năm từ 1901 - 1903. Đây là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam kỳ giúp mở ra “con đường lúa gạo” miền Tây và cũng khai mở ra “nền văn minh kênh xáng”.
- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi tại thành phố Vị Thanh.
- NGÀY 2
- HẬU GIANG - CẦN THƠ - TIỀN GIANG - TP.HỒ CHÍ MINH (230 Km)
- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh đời thường chợ Vị Thanh, còn được gọi là chợ đồng hay chợ “chồm hổm”. Đây là khu chợ độc đáo bậc nhất vùng sông nước Nam bộ.
- Đoàn dùng bữa sáng.
- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh cánh đồng khóm Cầu Đúc. Khóm Cầu Đúc có nguồn gốc từ Thái Lan, đặc điểm của giống khóm này là trái có hình dáng thanh nhã, mắt lồi, cuống ngắn, hố mắt hơi sâu, lõi nhỏ, thịt màu vàng đậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt.
- Đoàn sáng tác ảnh tại con đường hai hàng cây tràm tuyệt đẹp.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại vườn dâu hạ châu ở Phong Điền với những vườn vào mùa quả chín có một vẻ đẹp thật lộng lẫy: Cả một vườn cây cao với rất nhiều chùm dâu no tròn chi chít từ gốc vươn đến từng cành, nhánh. Dâu vàng khi chín vỏ và ruột có màu trắng ngà đẹp mắt, có vị ngọt thanh và thơm nhẹ.
- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại nhà cổ Bình Thủy được đánh giá là ngôi nhà cổ đẹp nhất xứ Tây Đô đã có trên 100 năm tuổi. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1870 thuộc sở hữu của nhà họ Dương. Căn nhà cổ này là một trong số ít những căn nhà cổ còn nguyên vẹn cho đến ngày nay, có giá trị lớn trong việc hỗ trợ công tác nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán của người dân đồng bằng sông Cửu Long thời kì giao thoa giữa hai thế kỉ.
- Đoàn tham quan và chụp ảnh tại nhà thờ Cái Bè. Nhà thờ Cái Bè với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhà thờ do linh mục Adophe Keller người Đức và bà con giáo xứ Cái Bè xây dựng từ năm 1929-1932. Nhà thờ Cái Bè có lối kiến trúc Roman của phương tây bằng bê tông cốt thép đúc đá, qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ được dáng vẻ đẹp thanh thoát, cổ kính.
- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.
- Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh.
- Trả đoàn tại điểm Cung văn hóa Lao Động, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.
* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.
VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO
– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.