Đẩy xiệp biển Nhà Mát – Lò gạch Mang Thít – Chùa Phật Nằm – Con đường tre – Làng trầu Vị Thuỷ – Phơi cá khô
Nghề đẩy xiệp thường dùng gọng tre có mắc lưới để xúc tôm, cá. Đây vốn là nghề có từ lâu đời của dân nghèo sống vùng ven biển Bạc Liêu. Những người sống bằng nghề đẩy xiệp ở phường Nhà Mát cho hay, nghề này chỉ bắt được những con tôm, cua, cá nhỏ… ven mé nước khi thủy triều rút ra xa.
I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH
- Thời gian: Khởi hành lúc 05h00 thứ sáu ngày 27/11/2020 về 21h00 chủ nhật ngày 29/11/2020.
- Địa điểm tập trung: Cung văn hóa Lao Động – Số 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh (Gởi xe máy tại bãi giữ xe góc ngã tư Trương Định và Nguyễn Thị Minh Khai).
- Thời gian sáng tác: 3 ngày.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH
1. Làng nghề làm hủ tiếu truyền thống.
2. Lò gạch Mang Thít.
3. Làng nghề tàu hủ ky.
4. Chùa Phật Học.
5. Hoàng hôn chùa Phật Nằm.
6. Vòng xoay ánh sáng (Light painting).
7. Bình minh đẩy xiệp biển Nhà Mát.
8. Đồng hồ cổ Thái Dương.
9. Nghề vẽ tranh kiếng.
10. Con đường tre đẹp nhất Việt Nam.
11. Trang phục kimono ở con đường tre.
12. Làng trầu Vị Thuỷ.
13. Hoàng hôn kênh xáng Xà No.
14. Đời thường chợ Vị Thanh.
15. Khóm Cầu Đúc.
16. Xưởng làm chân vịt.
17. Phơi cá khô chỉ vàng.
18. Nhà thờ cổ Cái Bè.
III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG
1. Hủ tiếu Mỹ Tho.
2. Cá thác lác đặc sản Hậu Giang.
3. Lẩu chua cá lăng.
4. Cá lóc đồng chiên giòn.
5. Cá bống kho tộ.
IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ
– Hình thức đăng ký:
+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 25/11/2020 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Đẩy xiệp biển Nhà Mát – Lò gạch Mang Thít – Chùa Phật Nằm – Con đường tre – Làng trầu Vị Thuỷ – Phơi cá khô
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.
– Chi phí tham gia: 3.600.000 đồng/1 người, bao gồm:
+ Xe di chuyển.
+ Hai đêm khách sạn 2 sao tại Bạc Liêu và 3 sao tại Hậu Giang.
+ Ăn 6 bữa chính và 3 bữa phụ.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Chi phí mẫu.
+ Nước uống & khăn lạnh.
– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 26/11/2020.
– Thông tin tài khoản:
♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.
Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.
Số tài khoản: 0071000955396.
♣ Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Hòa Hưng, Tp. Hồ Chí Minh.
Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm
Số tài khoản : 19033216491013.
♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh
Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm
Số tài khoản : 115535309
P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.
V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
- NGÀY 1
- TP.HỒ CHÍ MINH - TIỀN GIANG - VĨNH LONG - SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU (279 Km)
- Buổi sáng: 05h00 thứ sáu ngày 27/11/2020 xe đón đoàn tại Cung văn hoá Lao động khởi hành đi Tiền Giang.
- Đoàn sáng tác ảnh đời thường làng nghề làm hủ tiếu truyền thống Mỹ Tho. Hủ tiếu vốn là món ăn của người Tàu phiêu bạt mang theo vào vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Họ phát âm là "Cổ chéo" hay "Cổ thiếu" có ý nghĩa là sợi bột gạo nhỏ và dài, lâu ngày Việt hóa thành hủ tiếu. Chủ nhân các tiệm hủ tiếu Mỹ Tho lúc này hầu hết là người Việt gốc Hoa, nhưng chủ lò sản xuất hủ tiếu lại là người Việt chánh gốc. Hủ tiếu Mỹ Tho có lẻ là món ăn còn giữ được hương vị gần giống với món hủ tiếu khi mới ra đời. Sợi hủ tiếu làm bằng gạo Gò Cát thơm dẻo nổi tiếng, nhỏ như sợi bún, trong và giòn hơn những loại gạo khác, độ dai vừa phải. Hủ tiếu Mỹ Tho góp phần làm phong phú cho ẩm thực Việt Nam.
- Đoàn dùng bữa sáng.
- Đoàn sáng tác ảnh tại lò gạch Mang Thít. Đây là làng nghề truyền thống làm gốm, nung gạch lâu đời ở Vĩnh Long và là một trong những địa phương có lò gạch, gốm thủ công lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.Lò gạch Mang Thít không chỉ ấn tượng bởi màu gốm, ở đây còn có công trình kiến trúc đặc sắc gần như có một không hai ở Việt Nam, đó là nhà gốm.
- Đoàn sáng tác ảnh đời thường cảnh xếp gạch trong lò gạch.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh làng nghề tàu hủ ky trăm tuổi ở Bình Minh. Để làm tàu hủ ky chuyên nghiệp, người ta bỏ đậu vào ngâm chừng 2 tiếng để đậu nở và mềm rồi xay thành bột, sau đó đưa vào máy chặt vắt lấy nước. Nước đậu nguyên chất được bỏ lên chảo đun để lấy váng. Thông thường người ta xếp 18 chảo thành hai hàng gọi là một dàn, tùy theo quy mô từng gia đình mà số dàn này nhiều hay ít. Để lên váng đậu, nước trong chảo chỉ được duy trì ở khoảng 70 độ C. Nếu muốn lá tàu hủ ky dày thì để váng nổi lâu hơn, còn lá mỏng chỉ cần nổi váng chừng 5 phút. Cứ khoảng 10 phút sau khi vớt chảo lại nổi váng một lần và được thợ dùng dao rạch váng rồi treo lên sào trúc ngay phía trên chảo cho ráo. Thợ làm tàu hủ ky phải luôn tay cho đến khi cạn nước, lấy mãi tới lớp cuối cùng thì gọi là vớt bẹ.
- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh Chùa Phật Học 2 - Chùa Quan Âm Linh Ứng. Đây là ngôi chùa có khuôn viên lớn nhất tỉnh Sóc Trăng hiện nay với diện tích lên tới 8,5 ha. Khuôn viên chùa rộng, thoáng mát với rất nhiều cây xanh, lại có hồ nước rộng ở giữa tạo nên khung cảnh yên bình cho nơi này. Giữa hồ còn có bức tượng Phật Thích Ca cao 7m cực kỳ nổi bật. Không gian trầm mặc, tiếng chuông chùa cùng tiếng nhạc kinh phật tại đây đều tạo cho du khách một cảm giác thanh tịnh. Ngoài ra, đây còn là nơi trưng bày nhiều hiện vật mỹ thuật, điêu khắc,… mang ý nghĩa về văn hóa dân tộc, lịch sử.
- Đoàn sáng tác ảnh hoàng hôn chùa Phật nằm có niên đại trên 600 năm. Ngôi chùa trước đây có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa. Ngôi bảo tháp có bốn hướng và có bốn lối đi, là đại diện của từ, bi, hỷ, xả. Dọc hai bên lối dẫn lên bảo tháp được trang trí hình tượng rắn thần Naga và mô típ các hoa văn Khmer cổ được chạm khắc rất tinh tế, sắc sảo. Ở vị trí trung tâm của bảo tháp là tượng Phật Thích Ca được sơn son, thếp vàng rất trang nghiêm, mặt quay về hướng đông. Lối kiến trúc vừa uy nghi vừa toát lên vẻ đẹp hiện đại, mang lại cảm giác cổ kính cho những Phật tử đến viếng chùa.
- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.
- Đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi tại thành phố Bạc Liêu.
- NGÀY 2
BẠC LIÊU - SÓC TRĂNG - HẬU GIANG (298 Km)
- Buổi sáng: Đoàn chụp vòng quay ánh sáng (Light painting) với nhiều màu sắc đẹp mắt.
- Đoàn chụp bình minh cảnh đẩy xiệp ở biển Nhà Mát với cảnh nền là những trụ phong điện. Nghề đẩy xiệp thường dùng gọng tre có mắc lưới để xúc tôm, cá. Đây vốn là nghề có từ lâu đời của dân nghèo sống vùng ven biển Bạc Liêu. Những người sống bằng nghề đẩy xiệp ở phường Nhà Mát cho hay, nghề này chỉ bắt được những con tôm, cua, cá nhỏ… ven mé nước khi thủy triều rút ra xa.
- Đoàn dùng bữa sáng.
- Đoàn chụp ảnh đồng hồ cổ Thái Dương, chiếc đồng hồ đá cổ “độc nhất vô nhị” ở Việt nam. Hơn 100 năm trước, vị kỹ sư thông thái ở miền Tây xây tặng Bạc Liêu chiếc đồng hồ đá trước dinh Tỉnh trưởng. Một thế kỷ trôi qua, “cục đá” này vẫn thể hiện đúng giờ. Đồng hồ đá xây năm 1913, người xây đồng hồ đá là kỹ sư Lưu Văn Lang, năm 1904 ông tốt nghiệp đại học kiến trúc loại giỏi ở Pháp và là kỹ sư đầu tiên của Nam Bộ lúc bấy giờ.
- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh nghề vẽ tranh kiếng. Trong tiếng Khmer tranh kiếng được gọi là “Kùmnu Kànhchót”, tranh được nhiều gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà. Nếu các địa phương khác nổi tiếng cùng thời như Lái Thiêu, Chợ Lớn, Chợ Mới thiên về phát triển tranh kiếng theo phong cách của người Hoa thì tranh kiếng của Sóc Trăng lại mang một phong cách rất riêng khi mang bản sắc văn hóa của người Khmer, đặc biệt là người Khmer ở xã Phú Tân. Tranh kiếng là loại tranh vẽ phía sau mặt tấm kiếng. Người thợ đặt tấm kiếng lên tờ giấy hình mẫu vẽ ngược, rồi dùng bút lông chấm mực vẽ đồ theo hình mẫu, sau đó vẽ các chi tiết trong bức tranh. Khi vẽ, người thợ dùng một lọai sơn nhám quét lên mặt kiếng nhằm tạo độ bám trước khi tranh được tô vẽ bằng sơn. Tiếp đó, người thợ chấm sơn tô màu theo quy định vào những ô đã tách. Vật tiền cảnh tô vẽ trước, hậu cảnh tô vẽ sau, cuối cùng là màu phông rồi đem tranh phơi nắng.
- Đoàn khởi hành đi Hậu Giang.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn chụp ảnh con đường tre đẹp nhất Việt Nam. Những bụi tre xanh ngát nghiêng mình để soi bóng xuống mặt hồ êm ả, mái nhà tranh quê hương luôn tạo nên cảm giác thân thuộc nơi miền quê sông nước của vùng Nam Bộ.
- Đoàn sáng tác ảnh trang phục kimono ở con đường tre xanh.
- Đoàn tham quan và chụp ảnh làng trầu. Hình ảnh cây cau, lá trầu dần trở nên phai mờ trong thời đại ngày nay. Nhưng đối với hàng trăm hộ dân nơi đây thì lá trầu đã trở nên quen thuộc không chỉ âm thầm giúp bà con vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống xưa sau hàng chục năm gìn giữ.
- Đoàn chụp hoàng hôn kênh xáng Xà No. Con kênh huyền thoại dài 40 kilomét, được người Pháp xây dựng trong 2 năm từ 1901 - 1903. Đây là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam kỳ giúp mở ra “con đường lúa gạo” miền Tây và cũng khai mở ra “nền văn minh kênh xáng”.
- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nhận phòng nghỉ ngơi ở thành phố Vị Thanh.
- NGÀY 3
HẬU GIANG - KIÊN GIANG - TIỀN GIANG - TP.HỒ CHÍ MINH (310 Km)
- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh đời thường chợ Vị Thanh, còn được gọi là chợ đồng hay chợ “chồm hổm”. Đây là khu chợ độc đáo bậc nhất vùng sông nước Nam bộ.
- Đoàn dùng bữa sáng.
- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh cánh đồng khóm Cầu Đúc. Khóm Cầu Đúc có nguồn gốc từ Thái Lan, đặc điểm của giống khóm này là trái có hình dáng thanh nhã, mắt lồi, cuống ngắn, hố mắt hơi sâu, lõi nhỏ, thịt màu vàng đậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt.
- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh tại xưởng cơ khí làm chân vịt cho các tàu thuyền.
- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh phơi khô cá chỉ vàng. Vị ngọt béo của thịt cá kết hợp với mùi thơm của nắng, độ vừa vặn của gia vị tẩm ướp tạo nên món khô cá chỉ vàng đặc trưng của người xứ biển. Đây là một trong những loại cá nước mặn sinh sống ở vùng ven bờ và chuyên ăn các loài sinh vật nổi, cá chỉ vàng là nguồn lợi hải sản được ngư dân đánh bắt quanh năm.
- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.
- Buổi chiều: Đoàn tham quan và chụp hoàng hôn tại nhà thờ Cái Bè. Nhà thờ Cái Bè với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhà thờ do linh mục Adophe Keller người Đức và bà con giáo xứ Cái Bè xây dựng từ năm 1929-1932. Nhà thờ Cái Bè có lối kiến trúc Roman của phương tây bằng bê tông cốt thép đúc đá, qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ được dáng vẻ đẹp thanh thoát, cổ kính.
- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.
- Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh.
- Trả đoàn tại điểm Cung văn hoá Lao Động, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.
* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.
VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO
– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Đèn pin chiếu sáng khi cần thiết.
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.