fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Mùa hoa táo mèo Mù Cang Chải – Đồi chè Long Cốc – Rừng trúc Púng Luông – Đời thường người Dao Tiền


Hàng năm cứ khoảng tháng 3, những cây táo mèo lại bắt đầu nở hoa khoe sắc trên các triền đồi, bìa rừng… khắp vùng Tây Bắc. Cây táo mèo (hay còn gọi sơn tra, cây chua chát) trước đây mọc tự nhiên trong những cánh rừng ở vùng núi cao, nhiều nhất là ở tỉnh Sơn La, Yên Bái và Lào Cai. Hoa táo mèo khi bung nở ta sẽ nhìn rõ 5 cánh với nhụy vàng, xen kẽ màu nâu… Hoa mang màu trắng ngà chứ không trắng tinh như hoa mận, hoa mơ, hoa lê. Hoa táo mèo mang vẻ đẹp tự nhiên, bình dị như người thiếu nữ Mông trên những nẻo đường rẻo cao Tây Bắc.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành từ Hà Nội lúc 08h30 thứ năm 23/03/2022 về Hà Nội lúc 19h00 chủ nhật ngày 26/03/2022.
  • Địa điểm tập trung:
    1. Đón đoàn lúc 07h30 tại trung tâm phố cổ Hà Nội.
    2. Đón đoàn lúc 08h30 tại sân bay Nội Bài, Tp.Hà Nội.
  • Thời gian sáng tác: 4 ngày.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Đời thường người Dao Tiền.
2. Hoàng hôn đồi chè Long Cốc.
3. Bình minh đồi chè Long Cốc.
4. Đồi chè Minh Đài.
5. Danh đèo Khau Phạ.
6. Mùa hoa táo mèo Nậm Nghiệp.
7. Trải nghiệm suối khoáng nóng Ngọc Chiến.
8. Bình minh Ngọc Chiến.
9. Nhà thờ đá.
10. Khu chong chóng khổng lồ.
11. Mùa hoa táo mèo Háng Gàng.
12. Đời thường chăn trâu ở Mù Cang Chải.
13. Đời thường thổi khèn của người H’Mông.
14. Hoàng hôn Khao Mang.
15. Bình minh Mù Cang Chải.
16. Ngô treo đầy trong nhà.
17. Bếp lửa người Mông.
18. Rừng trúc Púng Luông xanh ngát ở Mù Cang Chải.

III. THƯỞNG THỨC ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG

1. Cá suối chiên giòn.
2. Nộm rau rớn.

IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 20/03/2023 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Mùa hoa táo mèo Mù Cang Chải – Đồi chè Long Cốc – Rừng trúc Púng Luông – Đời thường người Dao Tiền
+ Qua điện thoại cho chị Trinh – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 5.800.000 đồng/1 người, bao gồm:

+ Phương tiện di chuyển xe hơi.
+ Hai đêm khách sạn bao gồm: 1 đêm nhà nghỉ ở Long Cốc, 1 đêm nhà nghỉ ở Ngọc Chiến và 1 đêm khách sạn 2 sao tại Mù Cang Chải.
+ Ăn 7 bữa chính và 3 bữa phụ.
+ Vé tham quan các điểm.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Nước suối.
+ Khăn lạnh.
+ Thuê mẫu và trang phục…

– Chi phí không bao gồm:

+ Xe ôm di chuyển đến góc chụp.
+ Vé máy bay ra Hà Nội và về thành phố Hồ Chí Minh: các thành viên tham gia tự túc mua vé. Chuyến đi Sài Gòn – Hà Nội để có mặt ở điểm tập kết sân bay Nội Bài – Hà Nội trước 08h30 thứ năm 23/03/2022 và chuyến về sau 20h00 ngày 26/03/2022 (Giá vé tham khảo bao gồm 20kg hành lý ký gửi của hãng Vietnam Airlines ngày 03/03/2022 là khoảng 4.031.000 đồng cho 2 lượt, giá vé sẽ tăng giảm tùy theo thời điểm đặt vé). Nếu cần hỗ trợ giúp đặt vé máy bay, vui lòng liên hệ chị Minh Tâm – 0945.525.604.

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 23/03/2023.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1
TP.HÀ NỘI - LONG CỐC

- Buổi sáng: Đón đoàn lúc 07h30 tại khách sạn trung tâm phố cổ Hà Nội và lúc 08h30 tại sân bay Nội Bài - Hà Nội.

- Đoàn khởi hành đi đồi chè Long Cốc.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh cảnh đời thường đồng bào Dao Tiền. Đồng bào dân tộc Dao ở Việt Nam được chia thành 7 nhóm với hơn 10 chi, có tên gọi khác nhau được phân biệt chủ yếu ở bộ trang phục truyền thống. Trong đó, Dao Tiền là nhóm duy nhất mặc váy. Không rực rỡ như các dân tộc khác, màu sắc chủ đạo trên trang phục của người Dao Tiền là sắc chàm và màu trắng. Điều tạo nên nét đặc sắc cho trang phục của người Dao là họa tiết hoa văn trang trí dựa trên sự kết hợp nghệ thuật in sáp ong với cắt may, thêu và nhuộm chàm.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh hoàng hôn tại đồi chè Long Cốc như những bát úp nhấp nhô, nơi đây được dân mạng đồn thổi là những ngọn đồi đẹp nhất Việt Nam, với phong cảnh tuyệt mỹ của núi đồi nhấp nhô xanh thẳm.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi tại Long Cốc.

NGÀY 2

ĐỒI CHÈ LONG CỐC - NGỌC CHIẾN

- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh bình minh tại đồi chè Long Cốc. Chẳng biết có từ bao giờ ở vùng đất Phú Thọ đồi tròn bát úp và các xã của huyện Tân Sơn nói riêng, mọc lên những ngọn đồi chè xanh mướt, trùng trùng điệp điệp nối liền bên sườn đồi là những cung đường quanh co ảo diệu tạo nên vẻ đẹp huyền bí.

- Đoàn sáng tác ảnh đồi chè Minh Đài. Đồi chè với các gốc chè có tuổi đời 40 - 50 năm tuổi. Ngày trước được các chuyên gia Ấn Độ giúp đỡ, hiện tại nhà máy chè Thanh Niên thuộc xã Minh Đài vẫn đang hợp tác với Ấn Độ để sản xuất chè khô. Các băng chè ở Minh Đài với các gốc chè già, được trồng từ rất lâu nên nó có một cách bố trí rất đặc biệt, tạo nên các vân chè rất lạ khi nhìn từ flycam. Sau này, từ những năm 2000 thì việc phát triển diện tích đồi chè được đầu tư tăng lên, điển hình là địa hình đồi chè Long Cốc nổi tiếng bây giờ.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn khởi hành đi Ngọc Chiến.

- Đoàn sáng tác ảnh danh đèo Khau Phạ mùa đổ nước. Đây được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Đèo Khâu Phạ, có nghĩa là Sừng trời, là con đèo dài nhất quốc lộ 32, dẫn từ Tú Lệ sang Mù Cang Chải đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Vào mùa lúa chín Khâu Phạ hiện ra với vẻ đẹp tuyệt vời của lúa trên những thửa ruộng bậc thang.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh mùa hoa táo mèo Nậm Nghiệp. Hàng năm cứ khoảng tháng 3, những cây táo mèo lại bắt đầu nở hoa khoe sắc trên các triền đồi, bìa rừng… khắp vùng Tây Bắc. Cây táo mèo (hay còn gọi sơn tra, cây chua chát) trước đây mọc tự nhiên trong những cánh rừng ở vùng núi cao, nhiều nhất là ở tỉnh Sơn La, Yên Bái và Lào Cai. Hoa táo mèo khi bung nở ta sẽ nhìn rõ 5 cánh với nhụy vàng, xen kẽ màu nâu… Hoa mang màu trắng ngà chứ không trắng tinh như hoa mận, hoa mơ, hoa lê. Hoa táo mèo mang vẻ đẹp tự nhiên, bình dị như người thiếu nữ Mông trên những nẻo đường rẻo cao Tây Bắc.

- Đoàn trải nghiệm suối khoáng nóng Ngọc Chiến. Được thiên nhiên ưu ái cho vùng đất Mường La, suối khoáng nóng ở Ngọc Chiến gắn liền với người dân nơi đây từ bao thế hệ, suối khoáng nóng hoàn toàn tự nhiên với nhiệt độ từ 35 - 50 độ có những lúc lên 70 độ là một “đặc sản” của nơi đây.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi ở Ngọc Chiến.

NGÀY 3

NGỌC CHIẾN - MÙ CANG CHẢI

- Buồi sáng: Đoàn sáng tác ảnh bình minh Ngọc Chiến với phong cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ, nguyên sơ và mộc mạc.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh nhà thờ tổ Xủ Công ở bản Lướt. Nhà thờ được xây dựng bởi những bàn tay cần cù, khéo léo của người dân trong bản với nguyên liên hoàn toàn bằng những viên đá cuội lấy lên từ dưới lòng suối, tạo nên một kiến trúc hết sức độc đáo và đẹp mắt. Theo tiếng Thái, “Xủ” có nghĩa là nơi cất giữ, chứa đựng những gì thiêng liêng nhất, còn “Công” nghĩa là công đức, công trạng, nên nhà thờ được xây dựng với hàm ý tưởng nhớ công ơn của các vị tiền nhân.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh khu chong chóng khổng lồ - một trong những công trình “0 đồng” của Đoàn thanh niên xã Ngọc Chiến, tạo nên điểm đến hấp dẫn, khiến mỗi du khách ghé thăm muốn trở lại thêm nhiều lần nữa.

- Đoàn khởi hành đi Mù Cang Chải.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh mùa hoa táo mèo ở Háng Gàng. Quả táo mèo được bà con đồng bào Mông thu hoạch đem bán để ngâm rượu, ngâm mật ong, đường… Do đem lại hiệu quả kinh tế nên một số hộ người Mông đã nhân giống trồng cây táo mèo ở vườn nhà hay cánh rừng gần thôn, bản để tiện thu hoạch. Có lẽ vì sự gắn bó quen thuộc, lâu đời trên vùng núi cao heo hút - nơi chủ yếu là người Mông định cư nên táo mèo được xem như loài cây của người Mông.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường chăn trâu ở Mù Cang Chải.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường thổi khèn của người H’Mông. Với đồng bào Mông, cây khèn không chỉ đơn thuần là nhạc cụ để gửi gắm, thổ lộ tâm tình, mà tiếng khèn còn được xem như sợi dây kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh.

- Đoàn sáng tác ảnh hoàng hôn ruộng bậc thang Khao Mang.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi ở Mù Cang Chải.

NGÀY 4

MÙ CANG CHẢI - TP.HÀ NỘI

- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh bình minh Mù Cang Chải.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh ngô treo đầy trong nhà của người dân Mù Cang Chải với nhiều góc ảnh đẹp. Ngô là loại cây trồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế với đồng bào H’Mông huyện Mù Cang Chải. Do tập quán sinh sống trên các triền núi cao, giữa rừng đá trập trùng, không đủ đất trồng lúa nên từ bao đời nay, lương thực chính của người H’Mông huyện Mù Cang Chải là cây ngô. Từ nguồn lương thực này, đồng bào H’Mông đã chế biến thành nhiều món ăn độc đáo với hương vị đậm đà, khó quên.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường bên bếp lửa người H’Mông. Trong nếp nhà người H’Mông, cái bếp không mấy khi tắt lửa vì được coi là hồn vía con người. Khi đi ngủ hoặc đi vắng, gộc củi cháy được ủ tro nóng để khi cần nhóm, chỉ việc cời ra. Bếp sưởi được đặt bốn tảng đá dài quây vuông để chắn lửa và giữ tro.

- Đoàn sáng tác ảnh rừng trúc Púng Luông xanh ngát ở Mù Cang Chải. Khu rừng trúc có tuổi đời hơn 60 năm thu hút bởi vẻ đẹp nguyên sơ, được chính người dân ở đây trồng và chăm sóc. Cây cối luôn được giữ xanh tươi, ngoài ra còn rất sạch sẽ và yên bình. Đi sâu vào rừng, bao trùm lên cảnh vật là màu xanh ngắt, xung quanh chỉ có những hàng vầu, hàng trúc xanh rì đâm thẳng lên nền trời xanh. Cây nào cây nấy thẳng tắp và đều nhau rất thích mắt. Ngồi nghỉ bên chiếc ghế được đóng bằng thân vầu nghe tiếng gió xào xạc, tiếng chim líu lo tưởng như đang lạc vào tiên cảnh.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn khởi hành về thành phố Hà Nội.

- Trả đoàn tại sân bay Nội Bài và khu phố cổ Hà Nội, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Đèn pin.
– Áo ấm, vớ, găng tay, mũ giữ ấm.
– Giày/dép chống trơn trượt.