fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Mùa lúa chín Móng ngựa Sáng Nhù Mù Cang Chải – Rừng trúc xanh – Đồi chè bát úp Long Cốc


Mù Cang Chải nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, nơi đây được biết đến là một trong những địa điểm săn lúa chín thơ mộng nhất, thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và khách du lịch nhất. Những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải được ca ngợi là “đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của người Việt Nam”.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành từ Hà Nội lúc 08h00 thứ sáu 23/09/2022 về Hà Nội lúc 18h30 thứ hai ngày 26/09/2022.
  • Địa điểm tập trung:
    1. Đón đoàn lúc 08h00 tại trung tâm phố cổ Hà Nội.
    2. Đón đoàn lúc 09h00 tại sân bay Nội Bài, Tp.Hà Nội.
  • Thời gian sáng tác: 4 ngày.
  • Yêu cầu: Thành viên tham gia có thẻ xanh covid (đã tiêm vaccines ngừa covid đủ liều thời gian hoàn tất mũi 2 trước 14 ngày, là F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng).

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Đời thường đánh dậm bên cọn nước.
2. Đời thường gùi cỏ bên cầu tre.
3. Đời thường tắm suối.
4. Đời thường nấu xôi ngũ sắc.
5. Sảy gạo trên nhà sàn.
6. Hoàng hôn đồi chè Long Cốc.
7. Bình minh đồi chè Long Cốc.
8. Đồi hoa sim tím.
9. Đời thường hái chè cổ thụ Suối Giàng.
10. Hoàng hôn suối khoáng nóng Trạm Tấu.
11. Trải nghiệm tắm suối khoáng nóng Trạm Tấu.
12. Cảnh đi lễ đầy sắc màu của người H’Mông.
13. Nhà thờ gỗ Tà Ghênh.
14. Đời thường giã cốm Tú Lệ.
15. Danh đèo Khâu Phạ.
16. Đời thường chăn trâu ở Mù Cang Chải.
17. Đời thường thổi khèn của người H’Mông.
18. Hoàng hôn ruộng bậc thang Sáng Nhù.
19. Bình minh ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
20. Ngô treo đầy trong nhà.
21. Bếp lửa người Mông.
22. Rừng trúc Púng Luông xanh ngát ở Mù Cang Chải.
23. Mẫu trang phục kimono trong rừng trúc.

III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG

1. Xôi nếp Tú Lệ.
2. Chè xanh Suối Giàng.
3. Thịt trâu nướng tảng.
4. Vịt quay lá mắc mật.
5. Cá suối chiên giòn.
6. Nộm rau rớn.

IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 20h00 ngày 21/09/2021 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Mùa lúa chín Móng ngựa Sáng Nhù Mù Cang Chải – Rừng trúc xanh – Đồi chè bát úp Long Cốc
+ Qua điện thoại cho chị Trinh – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 5.800.000 đồng/1 người, bao gồm:

+ Phương tiện di chuyển xe hơi.
+ Ba đêm bao gồm: 1 đêm khách sạn ở Long Cốc, 1 đêm khách sạn 02 sao tại Mù Cang Chải và 1 đêm khách sạn ở Trạm Tấu.
+ Ăn 7 bữa chính và 3 bữa phụ.
+ Vé tham quan các điểm.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Nước suối.
+ Khăn lạnh.
+ Thuê mẫu và trang phục…

– Chi phí không bao gồm:

+ Xe ôm di chuyển các góc chụp
+ Vé máy bay ra Hà Nội và về thành phố Hồ Chí Minh: các thành viên tham gia tự túc mua vé. Chuyến đi Sài Gòn – Hà Nội để có mặt ở điểm tập kết Hà Nội trước 08h00 ngày 23/09/2022 và chuyến về sau 19h30 ngày 26/09/2022 (Giá vé tham khảo bao gồm 20kg hành lý ký gửi của hãng Vietjet Air ngày 19/07/2022 là khoảng 3.124.000 đồng cho 2 lượt, giá vé sẽ tăng giảm tùy theo thời điểm đặt vé). Nếu cần hỗ trợ giúp đặt vé máy bay, vui lòng liên hệ chị Minh Tâm – 0945.525.604.

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 23/09/2022.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1
TP.HÀ NỘI - KHẢ CỬU - LONG CỐC (130 Km)

- Buổi sáng: Xe đón đoàn lúc 08h00 tại khách sạn trung tâm phố cổ Hà Nội và lúc 09h00 tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.

- Đoàn khởi hành đi Khả Cửu.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh đời thường đánh dậm bên cọn nước. Dậm là loại ngư cụ dùng để đánh bắt các loài thuỷ sản ở những nơi nước không quá sâu. Khi đánh bắt, một tay cầm cán dậm, dìm dậm xuống nước sao cho khung bám sát đáy. Một tay cầm mõ dậm song song và cách miệng dậm một khoảng, một chân dậm mõ dịch chuyển dần về phía miệng dậm để dồn tôm, cá vào phía trong dậm. Khi tôm cá đã được dồn vào trong dậm, tiến hành nhấc dậm lên để thu cá.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường gùi cỏ bên cầu tre và ảnh đời thường tắm suối.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường nấu xôi ngũ sắc. Gọi là xôi ngũ sắc vì một đĩa xôi gồm năm màu: đỏ, xanh, vàng, nâu, trắng, tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tùy thuộc vào công thức pha chế của từng vùng, từng dân tộc người ra sẽ sử dụng các loại dược liệu khác nhau, cho ra 5 màu sắc khác nhau và ý nghĩa biểu trưng riêng. Xôi ngũ sắc có từ lâu đời và ngày nay đã trở thành biểu tượng cho văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Vị ngon, ngọt, béo ngậy cùng với những màu sắc hấp dẫn trong đĩa xôi thể hiện tấm lòng hiếu khách của gia chủ, chứa đựng mong ước cho mùa màng bội thu trong năm tới và ước mơ về một cuộc sống no đủ.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường sảy gạo trên nhà sàn của người Mường ở Khả Cửu.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh hoàng hôn tại đồi chè Long Cốc như những bát úp nhấp nhô, nơi đây được dân mạng đồn thổi là những ngọn đồi đẹp nhất Việt Nam, với phong cảnh tuyệt mỹ của núi đồi nhấp nhô xanh thẳm.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nhận phòng nghỉ ngơi tại Long Cốc.

NGÀY 2

LONG CỐC - TRẠM TẤU (130 Km)

- Buổi sáng: Đoàn sáng tác ảnh bình minh tại đồi chè Long Cốc. Chẳng biết có từ bao giờ ở vùng đất Phú Thọ đồi tròn bát úp và các xã của huyện Tân Sơn nói riêng, mọc lên những ngọn đồi chè xanh mướt, trùng trùng điệp điệp nối liền bên sườn đồi là những cung đường quanh co ảo diệu tạo nên vẻ đẹp huyền bí.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh ở đồi hoa sim tím. Trên ngọn đồi nhỏ ở Suối Giàng với màu tím rất dễ thương của những cánh hoa, cái màu tím thân quen ấy như linh lan từ trên triền đồi gió hú hay bước ra từ luống cà sau vườn nhà.

- Đoàn chụp ảnh đời thường hái chè cổ thụ Suối Giàng. Rừng chè cổ thụ Suối Giàng với những thân to hàng trăm năm tuổi, trải rộng hàng trăm hecta. Chè shan tuyết cổ thụ Suối Giàng xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh hoàng hôn suối nước nóng Trạm Tấu. Suối nước nóng với làn nước trong xanh, nằm ngay giữa những thửa ruộng bậc thang và được bao phủ bởi núi non trùng điệp cùng những làn khói sương ẩn hiện tạo thành khung cảnh nên thơ tuyệt đẹp.

- Đoàn trải nghiệm tắm suối khoáng nóng Trạm Tấu. Khu sinh thái suối khoáng nóng Trạm Tấu Yên Bái được mệnh danh là “tiểu Bali” với cảnh quan hết sức xinh xẻo, với tha hồ góc checkin sống ảo siêu đẹp.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi ở Trạm Tấu.

NGÀY 3

TRẠM TẤU - MÙ CANG CHẢI (120 Km)

- Buổi sáng: Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh cảnh đi lễ đầy sắc màu của người H’Mông ở địa phương.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh nhà thờ gỗ Tà Ghênh. Tà Ghênh, tiếng Mông nghĩa là bãi cỏ tranh thuộc xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, nhà thờ gỗ với kiến trúc độc đáo nằm cheo leo giữa lưng chừng núi.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn tham quan và sáng tác ảnh đời thường giã cốm Tú Lệ. Cốm được làm từ giống lúa quý, có màu xanh đậm, hạt mềm và hậu vị đắng nhẹ mang đặc trưng của vùng Tú Lệ.

- Đoàn sáng tác ảnh ở danh đèo Khâu Phạ mùa lúa chín. Đây được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Đèo Khau Phạ, có nghĩa là Sừng trời, là con đèo dài nhất quốc lộ 32, dẫn từ Tú Lệ sang Mù Cang Chải đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... ở độ cao từ 1.200 mét đến 1.500 mét so với mực nước biển.

- Đoàn chụp ảnh đời thường chăn trâu ở Mù Cang Chải.

- Đoàn chụp ảnh đời thường thổi khèn của người H’Mông. Với đồng bào Mông, cây khèn không chỉ đơn thuần là nhạc cụ để gửi gắm, thổ lộ tâm tình, mà tiếng khèn còn được xem như sợi dây kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh.

- Đoàn chụp hoàng hôn ở ruộng bậc thang mùa lúa chín hình móng ngựa huyền thoại ở Sán Nhù với những đường cong tuyệt đẹp. Những thửa ruộng bậc thang trĩu bông vàng óng trong sắc nắng mùa thu, mỗi khi có những cơn gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng lại chất chồng nhau như lên đến đỉnh trời. Từng lớp, từng lớp lúa vàng bát ngát trải dài từ dưới thung lũng lên sườn đồi.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối và nghỉ ngơi ở Mù Cang Chải.

NGÀY 4

MÙ CANG CHẢI - TP. HÀ NỘI (320 Km)

- Buổi sáng: Đoàn chụp bình minh ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Vào mùa lúa chín, nơi đây như khoác lên mình chiếc áo mới vàng ươm tuyệt đẹp. Người dân tộc vùng cao Yên Bái làm ruộng ngay trên những sườn núi. Những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, người Mông, người Hà Nhì, người Giáy, người Tày, người Xa Phó, người Nùng… đời này nối tiếp đời kia kiến tạo nên những kiệt tác.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn sáng tác ảnh ngô treo đầy trong nhà của người dân Mù Cang Chải với nhiều góc ảnh đẹp.

- Đoàn sáng tác ảnh đời thường bên bếp lửa người Mông.

- Đoàn sáng tác ảnh rừng trúc Púng Luông xanh ngát ở Mù Cang Chải. Khu rừng trúc có tuổi đời hơn 60 năm thu hút bởi vẻ đẹp nguyên sơ, được chính người dân ở đây trồng và chăm sóc. Cây cối luôn được giữ xanh tươi, ngoài ra còn rất sạch sẽ và yên bình. Đi sâu vào rừng, bao trùm lên cảnh vật là màu xanh ngắt, xung quanh chỉ có những hàng vầu, hàng trúc xanh rì đâm thẳng lên nền trời xanh. Cây nào cây nấy thẳng tắp và đều nhau rất thích mắt. Ngồi nghỉ bên chiếc ghế được đóng bằng thân vầu nghe tiếng gió xào xạc, tiếng chim líu lo tưởng như đang lạc vào tiên cảnh.

- Đoàn sáng tác ảnh mẫu trang phục kimono Nhật Bản trong rừng trúc.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn khởi hành về thành phố Hà Nội.

- Trả đoàn tại sân bay Nội Bài và khu phố cổ Hà Nội, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.