fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Làng hoa Tết Mỹ Phong – Làng hoa lò gạch Chợ Lách – Vẽ tranh kiếng – Nhà Bạch công tử


Làng hoa ở Mỹ Phong rực rỡ đẹp hơn với các loại hoa đủ màu sắc chủng loại như vạn thọ, cúc mâm xôi, cúc đại đóa, cúc vàng, cúc màu Đà Lạt và nhiều loại hoa khác được trồng phổ biến để chuẩn bị phục vụ cho nhu cầu chơi hoa dịp Tết Nguyên đán của người dân trong và ngoài tỉnh. Những ngày cuối tháng Chạp, làng hoa Mỹ Phong tràn đầy không khí nhộn nhịp, tất bật của những ngày cận Tết. Màu xanh của lá hay sắc đỏ thắm, vàng rực trong những chậu mồng gà xếp thẳng hàng mang đến sắc xuân cho cả một vùng.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành lúc 05h30 thứ tư ngày 19/01/2022 (nhằm ngày 17 tháng chạp) đến 19h30 trong ngày.
  • Địa điểm tập trung: Cung văn hóa Lao Động – Số 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 (Gởi xe máy qua đêm tại bãi giữ xe góc ngã tư Trương Định và Nguyễn Thị Minh Khai).
  • Thời gian sáng tác: 1 ngày.
  • Yêu cầu: Thành viên tham gia có thẻ xanh covid (đã tiêm vaccines ngừa covid đủ liều thời gian hoàn tất mũi 2 trước 14 ngày, là F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng).

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Làng hoa Mỹ Phong.
2. Đời thường ở làng hoa ngày Tết.
3. Nghề vẽ tranh kiếng.
4. Chùa Vĩnh Tràng.
5. Đình cổ Đế Quân.
6. Xe lam chở hoa.
7. Khu di tích nhà Bạch công tử.
8. Làng hoa Chợ Lách.
9. Vương quốc hoa giấy Phú Sơn.
10. Hoàng hôn lò gạch bên cánh đồng hoa.

III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG

1. Hủ tiếu Mỹ Tho.
2. Cháo cá lóc rau đắng.

IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 15h00 ngày 17/01/2022 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Làng hoa Tết Mỹ Phong – Làng hoa lò gạch Chợ Lách – Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác – Vẽ tranh kiếng Lần 2
+ Qua điện thoại cho chị Hồng – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 1.600.000 đồng/1 người, bao gồm:

+ Phương tiện di chuyển xe.
+ Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Vé tham quan các điểm.
+ Mẫu setup chụp.
+ Nước uống, khăn lạnh…

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 19/01/2022.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1

TP.HỒ CHÍ MINH – TIỀN GIANG – BẾN TRE (120 Km)

- Buổi sáng: 05h30 thứ tư ngày 19/01/2022 xe đón đoàn tại Cung văn hoá Lao động khởi hành đi Tiền Giang.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh làng hoa Mỹ Phong. Làng hoa ở Mỹ Phong rực rỡ đẹp hơn với các loại hoa đủ màu sắc chủng loại như vạn thọ, cúc mâm xôi, cúc đại đóa, cúc vàng, cúc màu Đà Lạt và nhiều loại hoa khác được trồng phổ biến để chuẩn bị phục vụ cho nhu cầu chơi hoa dịp Tết Nguyên đán của người dân trong và ngoài tỉnh.

- Những ngày cuối tháng Chạp, làng hoa Mỹ Phong tràn đầy không khí nhộn nhịp, tất bật của những ngày cận Tết. Màu xanh của lá hay sắc đỏ thắm, vàng rực trong những chậu mồng gà xếp thẳng hàng mang đến sắc xuân cho cả một vùng.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh nghề vẽ tranh kiếng. Tranh kiếng có từ thế kỉ XIX, nhưng chỉ có ở những cung điện và các gia đình quan lại quyền quí. Đến thời Pháp thuộc, các loại tranh kiếng dần dần phát triển ở vùng Lái Thiêu và Chợ Lớn. Tranh được nhiều gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà. Có loại vẽ nhiều màu sắc nhưng cũng có loại chỉ vẽ màu xanh hoặc đỏ, các loại hoa văn thường cẩn ốc xà cừ. Đường nét của tranh vừa tỉ mỹ vừa cách điệu.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh chùa Vĩnh Tràng. Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1984. Chùa bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 bởi ông bà Bùi Công Đạt. Năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Chính vì vậy, người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á - Âu. Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có diện mạo như ngày hôm nay.

- Đoàn sáng tác ảnh tại ngôi đình cổ Đế Quân. Đây là một công trình kiến trúc hoa mỹ ở các họa tiết trang trí sinh động đẹp mắt.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh cảnh xe lam chở hoa đầy sắc màu. Tên gọi “xe lam” bắt nguồn từ tên gọi của dòng sản phẩm xe 3 bánh Lambro hay Lambretta của Ý do công ty cơ giới Innocenti chế tạo. Các dòng xe lam lần lượt được nhập vào nước ta vào giữa thập niên 1960 để thay thế xe thổ mộ (xe ngựa kéo) vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó. Trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng thì có 17.000 chiếc được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Thiết kế của xe lam chở khách khá đặc biệt, chia làm hai “toa” hẳn hoi. Phần đầu xe là nơi bác tài ung dung ngồi một mình để cầm cái càng lái giống như ghi-đông xe gắn máy. Dưới ghế ngồi của bác tài là thùng chứa máy xe, hễ xe chết máy hay “xịch đụi” là bác tài phải nhảy xuống đường, giở yên lên, rồi dùng một sợi dây thừng kéo cho máy nổ hoặc tra dầu, chùi bu-gi cho máy xe.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh Khu di tích nhà Bạch công tử. Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 mét vuông. Sinh thời, ông Lê Công Phước nổi danh giàu có, là “ông hoàng ăn chơi” khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20. Người đời đặt biệt danh “Bạch công tử” cho ông là để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy (hay Công tử Bạc Liêu). Và cũng bởi, ông có nước da trắng trẻo, thư sinh, phong thái luôn ung dung, đĩnh đạc.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh làng hoa Tết Cái Mơn, Chợ Lách. Huyện Chợ Lách nằm trên cù lao Minh, cách thành phố Bến Tre chừng 35 km được bao bọc bởi một phần sông Tiền, cùng sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông mang lại phù sa trù phú, kết hợp khí hậu ôn hòa đã tạo nên một làng nghề được mệnh danh là “vương quốc” của các loại hoa kiểng. Làng hoa kiểng Cái Mơn nằm cặp theo tuyến quốc lộ 57, gồm các xã: Vĩnh Thành, Tân Thiềng, Long Thới, Phú Sơn, Hưng Khánh Trung B thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh tại vương quốc hoa giấy Phú Sơn đầy màu sắc. Làng hoa giấy Phú Sơn thuộc xã Phú Sơn là nơi có quy mô trồng hoa giấy lớn nhất huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Hàng năm, xã Phú Sơn tạo ra hàng nghìn sản phẩm hoa giấy các loại cung ứng cho thị trường, thương lái từ Bắc chí Nam đổ về mua khá nhiều. Hoa giấy Phú Sơn đa dạng mẫu mã, màu sắc, từ hồng, đỏ, cam, vàng, trắng, tím, lá thường đến lá cẩm thạch, kích thước cây từ 0,5 – 1,2m, đáp ứng cho người chơi bông, hoặc thích gốc kiểng. Nhà vườn cũng đã đầu tư các mẫu cây chủ lực, đặc sắc, như: hoa giấy tam sắc, chuyển sắc, gốc ghép nhiều màu hoa, gốc bonsai, gốc kiểng lớn, lâu năm…

- Đoàn chụp hoàng hôn ảnh lò gạch bên cánh đồng hoa ven sông Hàm Luông Chợ Lách nằm trên nền lò gạch 100 năm tuổi.

- Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.

- Trả đoàn tại điểm Cung văn hoá Lao Động, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Chân máy.
– Dây bấm mềm hay remote (pin cho remote nếu có).
– Ống wide và tele.
– Thẻ nhớ và dự phòng ít nhất 1 thẻ.
– Pin, sạc pin và dự phòng ít nhất 1 cục pin.